[Hướng dẫn] Cách điều trị bệnh gút ở người cao tuổi

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh gút ở người cao tuổi là bệnh khá phổ biến và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy phát hiện và điều trị bệnh gút như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Javilink để có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh gút nhé!

Bệnh gút là gì?

Bệnh gút ở người cao tuổi là một dạng viêm khớp mãn tính, khiến người cao tuổi chịu những cơn đau một cách dữ đội và đột ngột ở các khớp  ngón, đầu gối cùng với hiện tượng sưng đỏ. Gút là một bệnh lý khá phức tạp và nó tiến triển một cách âm thầm và ảnh hưởng với phạm vi rộng.

bệnh gút ở người cao tuổi

Bệnh gút là một dạng viêm khớp mãn tính

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gút ở người cao tuổi

Các dấu hiệu để nhận biết bệnh gút ở người cao tuổi bao gồm:

  • Khớp đau dữ dội và sưng đỏ: Đây là triệu chứng thường xảy ra ở khớp chân cái, mắt cá, đầu gối, cổ  tay hoặc khuỷu tay. Các cơn đau sẽ thường kéo dài trong từ 4-12 tiếng rồi giảm dần.
  • Các cơn đau cấp thì có thể sẽ giảm sau 1 đến 2 ngày nhưng tình trạng viêm khớp có thể kéo dài hàng tuần, bệnh nhân có thể có biểu hiện đau âm ỉ trong thời gian đó.
  • Các khớp bị viêm sưng đỏ, khi sờ vào sẽ thấy nóng và mềm
  • Khi bệnh gút tiến triển, việc vận động và di chuyển ở người cao tuổi trở nên khó khăn hơn bình thường.
  • Xuất hiện các hạt tophi có màu vàng hoặc trắng, dạng hạt hoặc nhú ở các vị trí như ngón tay, bàn tay, bàn chân, khuỷu tay,…

Nguyên nhân của bệnh gút ở người cao tuổi

Nguyên nhân hình thành bệnh gút ở người cao tuổi là do nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Axit uric thường được thận đào thải và bài tiết qua nước tiểu nên nếu thận không đào thải được sẽ dẫn đến nguy cơ bệnh gút bởi những axit uric dư thừa kết tinh thành muối urat rồi chuyển đến các khớp, bám chặt vào mô sụn, gây viêm và những cơn đau cấp tính.

Axit uric máu sẽ tăng lên bởi một số nguyên nhân như:

  • Chế độ dinh dưỡng

Tiền chất của axit uric là purin, có nhiều trong thịt đỏ, hải sản hay nội tạng động vật, nên nếu sử dụng nhiều và thường xuyên các thực phẩm này sẽ dễ dẫn đến tăng nồng độ axit uric và dẫn đến gút.

  • Chế độ sinh hoạt

Người cao tuổi thường uống nhiều rượu bia sẽ làm sản sinh ra nhiều axit lactic, đây cũng là loại axit được đào thải qua thận và việc đào thải axit này sẽ dẫn đến việc bài tiết axit uric bị ngưng trệ, dẫn đến tăng nồng độ.

  • Bị béo phì

Người cao tuổi nếu mắc béo phì có thể dễ gặp tình trạng rối loạn chuyển hoá và cơ thể sản sinh ra nhiều axit uric dẫn đến bệnh gút

nguyên nhân dẫn đến bệnh gút

Béo phì cũng là nguyên nhân có thể gây ra bệnh gút ở người cao tuổi

  • Nguyên nhân khác

Bên cạnh chế độ ăn uống hay sinh hoạt, bệnh gút ở người cao tuổi còn đến từ những nguyên nhân khác như do tiền sử gia đình, tác dụng phụ của thuốc  lợi tiểu hoặc các bệnh tiểu đường, suy thận,…

>> Xem thêm:

Ảnh hưởng của bệnh gút đến người cao tuổi

Gút là bệnh lý mãn tính, gây sưng đau và đi lại khó khăn. Người cao tuổi có thể bị gút trong nhiều năm thậm chí trên dưới 10 năm và nếu bệnh không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Mắc sỏi thận do sự tích tụ của tinh thể urat và calci, dẫn đến tắc nghẽn, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc gây suy giảm chức năng của thận
  • Độ lọc của cầu thận bị giảm
  • Tuỳ mức độ của bệnh mà có thể dẫn đến tim thiếu máu
  • Có nguy cơ thoái hoá khớp hoặc khớp bị hoại tử và dẫn đến tàn phế
  • Tăng nguy cơ mắc ung thư ở người cao tuổi, nhất là ung thư tuyến tiền liệt
  • Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, thậm chí trầm cảm

Chính vì vậy, khi có những biểu hiện của gút cần thăm khám và điều trị kịp thời để hạn chế các biến chứng.

Cách chuẩn đoán bệnh gút ở người cao tuổi

Dựa trên các triệu chứng và biểu hiện của bệnh mà bác sĩ có thể chuẩn đoán bệnh gút ở người cao tuổi dễ dàng. Tuy nhiên để có thể chắc chắn và chính xác hơn thì có thể thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.

Chuẩn đoán hình ảnh

Để có thể phát hiện những tổn thương hay các tinh thể trong khớp cùng những dấu hiệu ban đầu của bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định chụp CT hoặc siêu âm. Khi đã mắc bệnh trong một thời gian dài thì sẽ chụp X-quang để xác định các tổn thương xương khớp.

Xét nghiệm máu

Thông qua xét nghiệm máu có thể đo được nồng độ axit uric và từ đó có thể chuẩn đoán bệnh gút. Tuy nhiên thì bên cạnh đó cũng kết kết hợp kết quả xét nghiệm máu với các triệu chứng của người cao tuổi để đưa ra kết luận bởi nhiều người có nồng độ axit uric cao nhưng lại không có thêm  bất kỳ triệu chứng nào khác của bệnh gút.

chuẩn đoán bệnh gút

Xét nghiệm máu có thể đo được nồng độ axit uric

Kiểm tra dịch khớp

Để có thể loại trừ các tinh thể khác và chuẩn đoán thì kiểm tra dịch khớp sẽ là phương pháp hiệu quả. Phương pháp này sẽ thực hiện bằng cách đưa cây kim vào trong các khớp để lấy một mẫu chất lỏng hoặc dịch, sau đó kiểm tra chất lỏng đó dưới kính hiển vi để tìm các tinh thể urat.

Cách điều trị bệnh gút ở người cao tuổi

Bệnh gút ở người cao tuổi nếu phát hiện sớm có để kiểm soát bằng một số loại thuốc, tuy nhiên nếu để tình trạng bệnh kéo dài thì có thể cần can thiệp phẫu thuật.

  • Người cao tuổi có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm đau và ngừa viêm như: thuốc colchicine, allopurinol (ức chế hình thành axit uric), thuốc khác viêm không chứa steroid,…Các thuốc sử dụng cần có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
  • Có thể sử dụng túi chườm lạnh để giảm đau và sưng
  • Với  trường hợp bị viêm kéo dài thì phẫu thuật cắt bớt bao hoạt dịch của khớp có thể được chỉ định. Còn nếu người cao tuổi bị hư khớp hoàn toàn thì có thể sử dụng khớp nhân tạo thay thế.

Cách phòng ngừa bệnh gút ở người cao tuổi

Là bệnh mãn tình nhưng bệnh gút ở người cao tuổi có thể được kiểm soát và phòng ngừa thông qua việc thăm khám, dùng thuốc và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.

  • Nên duy trì chế độ ăn lành mạnh, hạn chế các loại thịt đỏ, nội tạng động vật và hải sản, dầu mỡ,… đồng thời nên bỏ rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Nên duy trì cân nặng ổn định, tập luyện thường xuyên để tránh béo phì, thừa cân
  • Nên uống nhiều nước để thận đào thải các dịch dư thừa
  • Nên hạn chế căng thẳng vì đây là nguyên nhân dẫn đến bùng phát bệnh

Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu về bệnh gút ở người cao tuổi

Người cao tuổi bị gút nên ăn gì và kiêng gì?             

Không có chế độ dinh dưỡng nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn toàn bệnh gút, tuy nhiên một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ hỗ trợ kiểm soát bệnh và người cao tuổi có thể quản lý sức khỏe tốt hơn.

  • Thực phẩm người bị gút nên ăn

Nên ăn các loại rau giàu chất xơ hoặc có tính kiềm như súp lơ, rau chân vịt, cải xanh, bí,…Chất xơ trong rau giảm hấp thụ đạm và giảm được sự hình thành axit uric còn tính kiềm sẽ trung hoà axit uric trong máu, làm chậm sự phát triển của bệnh.

Nên ăn các thực phẩm như hoa quả, rau tươi vì có hàm lượng purin thấp, các hoa quả như dâu tây, cam,…chứa nhiều vitamin C cũng giúp làm giảm tình trạng viêm.

Nên uống sữa hoặc sử dụng các chế phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo

Nên ăn các loại hạt và ngũ cốc

Nên uống nhiều nước mỗi ngày

Phòng ngừa bệnh gút

Nên uống nhiều nước mỗi ngày để phòng và kiểm soát bệnh gút ở người cao tuổi

  • Thực phẩm người bị gút nên hạn chế

Nên tránh những thực phẩm chứa nhiều purin như thịt đỏ (thịt bò, lợn,…), nội tạng động vật (gan, tim, lòng,…), hải sản (cá cơm, tôm, cá mòi,…)

Tránh các loại rau tăng tốc độ tổng hợp axit uric như nấm, măng tây, giá, dọc mùng,…

Tránh các sản phẩm hàm lượng fructose cao như bánh kẹo, nước trái cây, soda,…

Tránh rượu bia, các chất kích thích

Bệnh gút ở người cao tuổi có thể trị dứt điểm không?

Bệnh gút ở người cao tuổi hiện nay chưa có phương pháp chữa dứt điểm hoàn toàn nhưng các triệu chứng đau sưng có thể được kiểm soát thông qua việc duy trì lượng axit uric ổn định để tránh tình trạng bệnh tiến triển xấu.

Nếu thăm khám định kỳ và điều trị theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách lành mạnh thì người cao tuổi mắc bệnh gút có thể sống hoàn toàn khỏe mạnh.

Dưỡng lão Javilink hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan về bệnh gút để có thể chăm sóc tốt hơn không chỉ sức khỏe người cao tuổi mà còn cả sức khoẻ của bản thân. Nếu bạn cần thêm các thông tin liên quan, hãy liên hệ ngay hotline 1900 633 826 để được Javilink tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *