Nguyên nhân bệnh loãng xương ở người già và cách điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Loãng xương là một bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ đồng thời phải tốn rất nhiều công sức, tiền bạc để điều trị và chăm sóc, chính vì vậy, cần nắm rõ được các thông tin về  bệnh loãng xương ở người già  để có biện pháp điều trị và phòng tránh hiệu quả.

Giới thiệu bệnh loãng xương ở người già

Bệnh loãng xương ở người già là tình trạng mật độ xương bị giảm,  xương mất dần canxi và chất khoáng nên giòn và dễ gãy hơn. Vì vậy, đôi khi chỉ một chấn thương nhỏ cũng khiến người già có thể bị gãy xương.

bệnh loãng xương ở người già

Loãng xương là bệnh khiến người già dễ gãy xương dù chỉ chấn thương nhẹ

Loãng xương ở mỗi người sẽ có mức độ nặng nhẹ khác nhau và nó là nguyên nhân  gây ra cơn đau,  thoái hóa, khiến cho khả năng vận động của người già bị giảm đi và giảm chất lượng cuộc sống của họ.

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người già

  • Quá trình lão hóa, suy giảm nội tiết tố

Tuổi càng cao thì đồng nghĩa quá trình tái tạo xương cũng giảm đi còn huỷ xương lại diễn ra nhanh hơn. Chính vì vậy mà xương cũng dần mất chất khoáng, mật độ xương giảm và dẫn đến loãng xương.

Với phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, do thay đổi nội tiết tố nên cơ thể mỗi năm sẽ mất từ 2-4% mật độ xương. Bên cạnh đó, quá trình hấp thụ canxi vào xương cần các enzyme nhưng những enzyme này lại bị suy giảm hoạt động, điều này làm mất dần chất khoáng ở xương.

  • Mắc các bệnh lý khác

Sau thời gian mắc một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh gan hay suy thận mãn tính, cường giáp, viêm khớp dạng thấp,  ung thư,…thì người bệnh có thể đối mặt với bệnh loãng xương.

  • Dùng thuốc kéo dài

Một số loại thuốc trị bệnh cũng có thể gây bệnh  loãng xương ở người già như: thuốc lợi tiểu, thuốc chống động kinh, heparin, corticoid

  • Lối sống không lành mạnh

Người cao tuổi thường ngại vận động  và ít ra ngoài, đây chính là nguyên nhân độ linh hoạt của xương suy giảm, cơ thể cũng không được tổng hợp vitamin D từ ánh sáng mặt trời nên không hấp thụ được đủ lượng canxi cho cơ thể.

Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không ngon, không đủ giấc và gây ra những tác động xấu cho xương khớp

nguyên nhân gây loãng xương

Lối sống không lành mạnh ở người cao tuổi dễ gây tác động xấu đến xương khớp

>> Xem thêm:

Triệu chứng của bệnh loãng xương ở người già

Loãng xương là một bệnh diễn ra thầm lặng, trong giai đoạn đầu thường sẽ không có dấu hiệu, các triệu chứng xảy ra khi bệnh đã nặng. Các triệu chứng bệnh loãng xương ở ngời già sẽ bao gồm

  • Đau nhức xương khớp thường xuyên  ở các vị trí như: khớp gối, khớp háng, xương đùi, cánh tay, thắt lưng,…
  • Người cao tuổi bị gù vẹo cột sống, từ đó dẫn đến giảm chiều cao
  • Cảm thấy cứng cơ, thường bị chuột rút, ớn lạnh, đổ mồ hôi

Cách chuẩn đoán người cao tuổi bị loãng xương

Chụp x-quang

Chụp X-quang có thể đánh giá được tỉ lệ xương đang bị bào mòn hoặc lượng xương mất đi. Loãng xương sẽ được thể hiện qua màu sắc của xương  trên phim X-quang giảm sáng hơn so với màu sắc bình thường, tại đốt sống xuất hiện trạng thái xương lún. Thông qua phim X-quang cũng có thể thấy được hai hình thái của loãng xương:

  • Loãng xương khu trú: Loãng xương sẽ tập trung tại một điểm mà tại điểm đó màu sắc sẽ sáng hơn còn những vùng khác màu vẫn đều bình thường
  • Loãng xương lan tỏa: màu sắc xương trên phim sẽ sáng đồng đều, thường gặp ở những người mắc bệnh cường giáp, thiếu chất, người nằm bất động lâu ngày hoặc phụ nữ tiền mãn kinh.

 Đo mật độ canxi trong xương

Đây là phương pháp được WHO đánh giá là tiêu chuẩn vàng, là cách chẩn đoán loãng xương hiệu quả nhất. Khi đo mật độ canxi trong xương sẽ biết chỉ số T score – dùng để đánh giá giai đoạn của loãng xương

cách chuẩn đoán loãng xương

Đo mật độ canxi trong xương là phương pháp chẩn đoán loãng xương hiệu quả nhất

  • Điểm T score trong khoảng 1 SD (+1 hoặc -1): chuẩn đoán mật độ xương ở mức bình thường
  • Điểm T Score từ 1- 2,5 SD dưới trung bình (-1 đến -2,5 SD): chuẩn đoán mật độ xương thấp
  • Điểm T từ 2,5 SD trở lên dưới mức trung bình (nhiều hơn -2,5 SD): chẩn đoán loãng xương

Các xét nghiệm chẩn đoán khác

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh loãng xương ở người già thông qua  các biểu hiện lâm sàng, tiền sử của bệnh, chế độ sinh hoạt, rèn luyện, dinh dưỡng và quá trình sử dụng thuốc

Bên cạnh đó, các xét nghiệm chẩn đoán khác có thể áp dụng như: Đo nồng độ Canxi, Magie và Photpho trong máu, làm các xét nghiệm chức năng gan, do testosterone huyết thanh ở nam giới hoặc định lượng canxi và creatinin trong nước tiểu trong vòng 24 giờ,…

Cách điều trị bệnh loãng xương ở người già

  • Điều trị bằng thuốc

Khi người cao tuổi sử dụng thuốc cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, vì nếu dùng sai thuốc có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Các loại thuốc  điều trị loãng xương mà bác sĩ có thể chỉ định bao gồm: Paracetamol, Alendronate, Calcitonin, Raloxifene, Deca-Durabolin và Durabolin, các viên uống bổ sung canxi và vitamin D

  • Vật lý trị liệu

Thông qua các bài tập hoặc trị liệu thần kinh sẽ giúp người cao tuổi mắc bệnh giảm đau những cột sống và  khả năng phục hồi của cơ thể cũng được kích thích.

Việc điều trị loãng xương đòi hỏi cần có thời gian và công sức. Lựa chọn viện dưỡng lão sẽ là giải pháp hữu ích cho những gia đình bận rộn không có thời gian hoặc  chưa biết cách phù hợp để chăm sóc cho người cao tuổi.Tại Javilink, người cao tuổi không chỉ được thực hiện các bài tập vật lý trị liệu mà còn được xây dựng  chế độ ăn uống cũng như vận động để có thể phục hồi sức khoẻ tốt hơn. Để biết thêm thông tin về dịch vụ hãy liên hệ ngay 1900 633 826, Javilink luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ.

Cách phòng ngừa bệnh loãng xương ở người già

Chế độ ăn uống

Để phòng tránh bệnh loãng xương ở người già cần duy trì chế độ ăn uổng đa dạng và đủ dinh dưỡng, Đặc biệt, cần chú trọng trong việc bổ sung các thực phẩm giàu canxi  và vitamin D như rau xanh, tôm cua, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sũa chua, sữa bột,…Bên cạnh đó, cần hạn chế rượu bia, các chất kích thích, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp và không hút thuốc.

phòng ngừa bệnh loãng xương

Cần bổ sung đầy đủ canxi để phòng loãng xương

Chế độ luyện tập

 Người cao tuổi nên vận động thường xuyên, đặc biệt là nên tham gia các hoạt động ngoài trời vào buổi sáng, như vậy không chỉ tốt cho xương khớp mà còn tốt cho tim mạch, hệ hô hấp và hệ tiêu hoá.

Luyện tập chính là cách phòng bệnh loãng xương ở người già hiệu quả.Các môn thể thao tốt cho xương khớp và phù hợp cho người cao tuổi luyện tập bao gồm yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội. Người cao tuổi nên luyện tập sao cho cường độ phù hợp với sức khoẻ, không nên tập quá sức đồng thời cũng nên cẩn trọng  để tránh vấp ngã gây gãy xương.

Giải đáp câu hỏi liên quan

Bệnh loãng xương có chữa được không?

Loãng xương là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể cải thiện tình trạng loãng xương thông qua việc phục hồi xương từ từ. Mục tiêu chữa loãng xương sẽ bao gồm các bước

  • Phục hồi lại cấu trúc xương bị loãng
  • Phục hồi độ kháng hóa cho xương
  • Tăng khối lượng xương
  • Không để tiếp tục tình trạng loãng xương

Bệnh loãng xương nên ăn gì?

Người cao tuổi  mắc loãng xương nên đảm bảo được cấp đủ lượng canxi trong ngày ( khoảng 1200 miligam) bằng cách sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, váng sữa, sữa chua,…Đồng thời nên bổ sung thêm hải sản và các loại rau củ quả, hạn chế rượu bia và các chất kích thích,…

Mặc dù bệnh loãng xương ở người già là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp thì sẽ có thể cải thiện tình trạng loãng xương. Hy vọng những thông tin trên của Javilink sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi, Javilink sẽ tư vấn và hỗ trợ miễn phí!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *