Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường ở người già

5/5 - (1 bình chọn)

Tiểu đường là bệnh phổ biến ở người già và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. So với người trẻ thì bệnh tiểu đường ở người già điều trị khó khăn hơn. Vì vậy cần nắm rõ nguyên nhân, biểu hiện để chuẩn đoán và điều trị kịp thời, từ đó kiểm soát được các biến chứng của bệnh.

Tổng quan bệnh tiểu đường ở người già

Bệnh tiểu đường ở người già là một bệnh lý mãn tính, mang đặc trưng là lượng đường trong máu cao do cơ thể người già không có khả năng sản xuất đủ hoặc không sử dụng đúng cách insulin hoặc cả hai.

bệnh tiểu đường ở người già

Bệnh tiểu đường ở người già đặc trưng bởi lượng đường trong máu tăng cao

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là loại phổ biến nhất, thường gặp ở người cao tuổi mắc bệnh tim, huyết áp cao, thừa cân, béo phì, có người thân có tiền sử tiểu đường,…

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường ở người già

Một số yếu tố như giới tính, béo phì và đặc biệt là tuổi tác ngày càng tăng dẫn đến bệnh tiểu đường ở người già chiếm tỷ lệ càng cao.

Những thay đổi về chuyển hoá glucose hay rối loạn kháng/tiết insulin là những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường ở người già. Không chỉ vậy, do người già thường có lối sống ít vận động cùng việc sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau nên có thể ảnh hưởng đến đường máu.

Biểu hiện của bệnh tiểu đường ở người già

Các triệu chứng thường thấy của bệnh tiểu đường ở người già đó là: chứng khát nhiều, tiểu nhiều, sụt cân, kiệt sức hoặc mệt mỏi,…Đây là những triệu chứng không mang tính điển hình và dễ chuẩn đoán sai. Ngoài ra người già bị tiểu đường thì có hiện tượng phù nề tay chân và ảnh hưởng đến đi lại, so với người trẻ thì bệnh phát sinh nhiều và dễ tử vong hơn.

>> Xem thêm:

Bệnh tiểu đường ở người già có những biến chứng gì?

Bệnh tiểu đường ở người già có những biến chứng phát triển theo thời gian, nếu như kiểm soát tốt lượng đường trong máu thì sẽ hạn chế các biến chứng phức tạp. Trong trương hợp biến chứng tiểu đường không điều trị được có thể đe doạ tính mạng, tiêu biểu như:

  • Bệnh tim mạch

Bệnh tiểu đường ở người già làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành và đau thắt ngực, đau tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ.

  • Bệnh thần kinh

Lượng đường trong máu dư thừa có thể làm các mao mạch bị tổn thương, khiến cho đầu ngón tay, chân và các khu vực lân cận tê, rát, ngứa hoặc đau nhức, nghiêm trọng hơn có thể mất cảm giác hoàn toàn nếu không được điều trị. Bên cạnh đó, tổn thương các dây thần kinh liên quan đến tiêu hoá có thể gây buồn nôn, táo bón hay tiêu chảy.

  • Bệnh thận

Bệnh tiểu đường ở người già có thể thể làm hỏng hệ thống lọc chất thải ra khỏi máu ở thận dẫn đến tình trạng suy thận hoặc với người già mắc bệnh thận sẽ không hồi phục được và cần đến biện pháp chạy thận hay ghép thận.

  • Bệnh võng mạc

Các mạch máu của võng mạc ở người cao tuổi có thể bị tổn thương và có thể dẫn đến mù lòa bởi bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bệnh cũng tăng nguy cơ các vấn đề về mắt như tăng nhãn áp hay đục thuỷ tinh thể.

biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường ở người già có thể gây ra các tổn thương đến võng mạc

  • Tổn thương chân

Bệnh tiểu đường ở người già có thể khiến dây thần kinh ở bàn chân bị tổn thương hoặc máu lưu thông kém từ đó dẫn đến các biến chứng khác nhau ở chân và nếu không được điều trị thì những vết thương ở chân dễ nhiễm trùng nghiêm trọng.

  • Tình trạng da

Khi mắc tiểu đường thì người già có thể gặp các vấn đề về da như là nhiễm trùng do nấm và vi khuẩn

  • Bệnh Alzheimer

Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người cao tuổi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Việc việc soát lượng đường trong máu càng kém thì nguy cơ càng cao.

Cách kiểm soát bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Chuẩn đoán bệnh 

Để chuẩn đoán bệnh tiểu đường ở người già cần thực hiện một số xét nghiệm như: Xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên (xét nghiệm ở thời điểm bất kì), xét nghiệm A1C (xét nghiệm  ở thời điểm bất kì để thấy mức glucose trung bình trong 3 tháng qua), xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói (xét nghiệm sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ) và thử nghiệm dung nạp glucose đường uống (xét nghiệm sau khi nhịn ăn qua đêm và sau 2 giờ uống đồ có đường).

Biện pháp kiểm soát bệnh 

Bệnh tiểu đường ở người già có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn kiêng hoặc tập thể dục. Người bệnh có thể cần sử dụng thuốc  điều trị tiểu đường hoặc tiêm insulin cùng các loại thuốc khác nhằm kiểm soát tăng cholesterol hoặc tăng huyết áp.

Những thực phẩm nên ăn

Nhiều người cho rằng để kiểm soát bệnh tiểu đường nên cắt bỏ hoàn toàn tinh bột, tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm bởi tinh bột có vai trò rất quan trọng và người bệnh vẫn nên cung cấp đủ 4 nhóm chất là: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Nên bổ sung tinh bột thông qua các nhóm thực phẩm giàu chất xơ và ít calo như: khoai lang, gạo lứt, bắp, củ từ, ngũ cốc nguyên cám,…

Nên bổ sung các loại rau như súp lơ, cải thìa, cải xoăn, rau bina, cần tây,…vì chúng mang lại nhiều chất xơ và chứa ít calo. Bí đỏ cũng là nguyên liệu chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa giúp ổn định đường huyết.

Người cao tuổi mắc tiểu đường nên sử dụng các thực phẩm chứa chất béo không bão hoà như: hạt óc chó, hạnh nhân, các loại đậu, mè, bơ, cá thu, cá hồi, cá mòi,…

Những thực phẩm nên kiêng

Nên hạn chế các chất béo chuyển hóa và bão hoà như: bơ, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, sữa kem, phô mai, dầu mỡ động/thực vật

Chỉ nên ăn dưới 2 gam muối mỗi ngày và hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn hoặc cái loại thịt/rau muối.

cách kiểm soát tiểu đường

Người già bị tiểu đường nên hạn chế ăn muối

Hạn chế thức ăn có vị ngọt và cung cấp đường nhanh như: bánh ngọt, mía, xoài,…  Đồng thời cũng cần tránh tránh các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như:  trái cây khô, rượu,gạo trắng,…để kiểm soát bệnh tiểu đường ở người già.

Người già bị tiểu đường nên có chế độ sinh hoạt như thế nào?

  • Vận động phù hợp

Việc tập thể dục đều đặn hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, dưỡng sinh, yoga,…có thể giúp cải thiện mức glucose ở người già.

  • Theo dõi nồng độ glucose máu

Các tình trạng tăng hay hạ đường huyết đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người già vì vậy bác sĩ sẽ thường đưa ra thời gian để người cao tuổi kiểm tra glucose và xét nghiệm A1C. Người cao tuổi sẽ không cần kiểm tra glucose thường xuyên nếu đang kiểm soát bệnh tiểu đường mà không dùng insulin.

  • Uống thuốc đều đặn

Ngay cả khi cảm thấy tình trạng có tiến triển tốt hơn thì người già vẫn cần dùng thuốc theo chỉ định và nếu gặp các vấn đề khó khăn khi uống thuốc hay các tác dụng phụ thì hãy báo ngay cho bác sĩ.

Cách ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường 

Để ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường ở người già, cần thực hiện các kiểm tra hoặc xét nghiệm để quản lý huyết áp và chỉ số cholesterol.

Người già cũng nên bỏ thói quen hút thuốc vì thuốc là làm tăng nguy cơ các vấn đề sức khoẻ như đột quỵ, đau tim.

Nên khám định kỳ thường xuyên để kiểm tra các tình trạng như mắt, thận, da,….

Nên đánh răng và xỉa răng mỗi ngày, kiểm tra nướu thường xuyên để tránh các vấn đề nghiêm trọng

Cầm giữ cho da sạch sẽ, nếu có vết thương hoặc vết bầm cần chăm sóc tốt để tránh nhiễm trùng, đặc biệt là với bàn chân nên kiểm tra mỗi ngày, nếu như có tình trạng mụn nước, loét, vỡ da, nhiễm trùng,…thì cần đến gặp ngay bác sĩ.

Viện dưỡng lão Javilink hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh tiểu đường ở người già. Nếu bạn cần thêm thông tin, hãy liên hệ hotline 1900 633 826 để nhận tư vấn miễn phí nhé! Javilink luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/24!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *