Viêm phổi là một bệnh nguy hiểm, có thể đe doạ đến tính mạng con người nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vì vậy, hiểu rõ được nguyên nhân , triệu chứng, cách phòng và chữa bệnh viêm phổi sẽ hạn chế được những ảnh hưởng sức khoẻ do viêm phổi gây ra.
Bệnh viêm phổi là gì?
Viêm phổi là tình trạng nhu mô phổi bị sưng (nhiễm trùng) kèm theo dịch tiết trong phế nang, bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế. Các tác nhân gây ra viêm phổi là vi khuẩn, virus, nấm.
Bệnh viêm phổi do vi khuẩn, virus, nấm gây ra
Viêm phổi có thể xảy ra ở một hoặc nhiều thuỳ phổi và nguy hiểm hơn có thể ở toàn bộ phổi. Tình trạng bệnh viêm phổi nặng thường xảy ra ở trẻ em hoặc người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch và có bệnh lý kèm theo.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi
Viêm phổi do vi khuẩn
Loại viêm phổi này là phổ biến nhất và thường lây truyền qua đường giọt bắn, khi người khoẻ mạnh hít phải các giọt chưa vi khuẩn của người bệnh. Các vi khuẩn gây viêm phổi gồm các vi khuẩn điểm hình (Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae), không điển hình (Chlamydiae pneumoniae, Legionella pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae) và các vi khuẩn gây viêm phổi nặng.
Viêm phổi do virus
Virus cúm, virus hợp bào hô hấp, virus adeno,…chiếm 10% nguyên nhân gây ra viêm phổi. Trong những năm vừa qua xuất hiện thêm virus Corona, đã gây ảnh hưởng lớn đến toàn cầu, khiến hàng triệu người tử vong.
Viêm phổi do nấm
Những người mắc các bệnh lý nền mãn tính hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu sẽ dễ mắc viêm phổi khi hít phải các bào tử của nấm. Những người thường xuyên hút thuốc, sống ở môi trường ẩm mốc và nhiều bụi bẩn thường dễ mắc loại viêm phổi này.
Viêm phổi do hoá chất
Là loại viêm phổi tuy rất hiếm khi gặp nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Tình trạng của bệnh sẽ phụ thuộc vào sức khoẻ thể trạng của người bệnh, loại hoá chất, các biện pháp sơ cứu,..
Ai là người dễ mắc bệnh viêm phổi?
Bệnh viêm phổi đối với trẻ em
Trẻ em dưới 2 tháng tuổi là nhóm có nguy cơ mắc và tử vong cao nhất vì viêm phổi. Các triệu chứng viêm phổi ở trẻ nhỏ đều không rõ ràng nên khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường như chán ăn, li bì, bỏ bú, nôn ói, ho,.. thì cần đưa trẻ đi khám ngay để điều trị kịp thời.
Trẻ nhỏ thường dễ mắc viêm phổi
Bệnh viêm phổi đối với phụ nữ mang thai
Hệ miễn dịch của phụ nữ sẽ suy giảm trong quá trình mang thai, do đó mà các vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập. Trong quá trình mang thai, nếu mắc viêm phổi sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và bé. Bệnh có thể làm tăng nguy cơ biến chứng thai kì, hoặc thậm chí gây sinh non hoặc sảy thai.
Bệnh viêm phổi đối với người cao tuổi
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh về hô hấp nói chung khi có sự thay đổi thời tiết. Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nếu không điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng nặng như suy hô hấp.
>> Tham khảo:
Các đối tượng khác
Ngoài 3 đối tượng trên thì những người mắc các bệnh nền như động kinh, suy tim, bệnh tai mũi họng, giãn phế quản,HIV,… những người có lối sống kém lành mạnh, thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá cũng sẽ dễ mắc viêm phổi.
Các triệu chứng của bệnh viêm phổi
Triệu chứng ở người lớn
Các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thường có triệu chứng tương tự nhau. Vì vậy cần nắm rõ các triệu chứng của viêm phổi để có thể phân biệt với cúm mùa hay cảm lạnh. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ tổn thương phổi mà có các dấu hiệu khác nhau như sau:
- Các dấu hiệu viêm phổi thường gặp: đau tức ngực, khó thở, ho khan, ho có đờm, sốt trên 38 độ, đổ mồ hôi, ớn lạnh, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy,…
- Các dấu hiệu viêm phổi ít phổ biến: ho ra máu, đau đầu, đau cơ, đau khớp, lú lẫn và thay đổi ý thức (ở người cao tuổi),…
Viêm phổi có thể kéo theo nhiều biến chứng nặng nề
Với người có triệu chứng nhẹ có thể tự điều trị tại nhà nhưng với những triệu chứng nặng, cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Triệu chứng ở trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể sẽ không có dấu hiệu rõ ràng nào cảnh báo bệnh viêm phổi. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ cần chú ý và đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ có những dấu hiệu như: nôn mửa, ho, sốt cao, co giật, bỏ bú, bỏ ăn hoặc tím tái, ly bì,…
Các biến chứng của viêm phổi
Viêm phổi có thể gây ra các biến chứng tại phổi hoặc biến chứng xa.
- Các biến chứng tại phổi: suy hô hấp, xẹp một thuỳ phổi, áp xe phổi, tràn khí/dịch/mủ màng phổi, viêm màng ngoài tim.
- Các biến chứng xa: viêm nội tâm mạc cấp tính, viêm khớp, viêm màng não, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, có thể gây ra suy đa tạng.
Điều trị bệnh viêm phổi
Chuẩn đoán viêm phổi
Chuẩn đoán viêm phổi dựa trên các triệu chứng lâm sàng, sau đó đến các xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá mức độ nặng nhẹ, xác định các biến chứng,…. Chuẩn đoán cận lâm sàng sẽ bao gồm xét nghiệm máu, nuôi cấy đờm, chụp X-quang ngực, chụp CT và nội soi phế quản.
Các xét nghiệm cận lâm sàng sẽ giúp chuẩn đoán bệnh chính xác hơn
Do viêm phổi có người sẽ có triệu chứng rõ ràng nhưng cũng có người không có triệu chứng. Vì vậy quá trình kết hợp cả lâm sàng và cận lâm sàng sẽ giúp chuẩn đoán chính xác hơn và phân biệt được viêm phổi với các bệnh lý hô hấp khác, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Điều trị tại nhà
Các triệu chứng của viêm phổi sẽ giảm dần và tuỳ tình trạng sức khoẻ mà bệnh nhân khỏi bệnh trong khoảng từ một tuần đến một tháng. Khi điều trị tại nhà thì cần có sự chỉ định và kèm theo đơn thuốc của bác sĩ. Nếu có những biến chứng nặng hơn như khó thở, không hạ sốt,… thì nên đến bệnh viện ngay.
Trong trường hợp gia đình bạn có người cao tuổi mắc viêm phổi và bạn muốn điều trị tại nhà, Javilink cung cấp giải pháp hỗ trợ tư vấn từ xa, sẽ giúp bạn có phác đồ điều trị phù hợp nhất cho người cao tuổi. Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ, hãy liên hệ hotline 1900 633 826, Javilink luôn sẵn sàng tư vấn 24/24
Điều trị tại bệnh viện
Với những trường hợp viêm phổi nặng cần thở oxi hay thông khí nhân tạo sẽ cần phải đến bệnh viện để điều trị kịp thời . Đặc biệt là với trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi, khi có triệu chứng của viêm phổi thì cần phải đưa đến bệnh viện ngay.
Các loại thuốc trị bệnh viêm phổi
- Thuốc kháng sinh
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây viêm phổi, mức độ nặng nhẹ, tuổi tác, bệnh nền,…mà sẽ có những loại kháng sinh phù hợp.
Bệnh nhân viêm phổi sẽ thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh như: amoxicillin, clarithromycin, erythromycin, azithromycin, cefuroxim, levofloxacin, cefotaxim, ceftriaxon, ceftazidim… và sử dụng trong khoảng 7-14 ngày.
- Thuốc hạ sốt/giảm đau
Với bệnh viêm phổi do virus thì sẽ thường dùng thuốc điều trị các triệu chứng là chủ yếu. Các loại thuốc hạ sốt/ giảm đau thường thấy là ibuprofen, aspirin, acetaminophen,…
Cách chăm sóc người bị bệnh viêm phổi
- Theo dõi và quan sát
Cần theo dõi để nắm tình hình thể trạng sức khoẻ của người bệnh, theo dõi nhiệt độ cơ thể, tình hình tiến triển của các triệu chứng. Việc theo dõi sẽ đặc biệt cần thiết bởi nếu sức khoẻ người bệnh có những chuyển biến xấu sẽ kịp thời xử lý được.
- Vệ sinh và cho người bệnh nghỉ ngơi
Vệ sinh phòng để tránh sự lây lan của vi khuẩn, xử lý rác thải đúng quy định. Người bệnh cũng cần vệ sinh răng miệng và mũi, hạn chế giao tiếp. Cho bệnh nhân nằm tư thế thích hợp để dễ thở và nghỉ ngơi một cách thoải mái nhất.
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
Nên cho bệnh nhân uống nhiều nước, sữa và trái cây để vừa chống mất nước và vừa đủ dinh dưỡng. Ăn uống đều đặn và đủ bữa mỗi ngày, nên ăn các món ăn lỏng, dễ tiêu, với trẻ nhỏ vẫn nên cho bú mẹ.
Các món lỏng, dễ tiêu sẽ phù hợp với người mắc bệnh viêm phổi
- Điều trị bệnh
Cho người bệnh sử dụng thuốc đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có những biểu hiện bất thường cần nhanh chóng báo bác sĩ điều trị.
Bệnh viêm phổi và những câu hỏi thường gặp
Bệnh viêm phổi có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Nếu được phát hiện kịp thời, viêm phổi là bệnh có thể chữa được dứt điểm. Tuỳ từng triệu chứng và tình hình của bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Với những trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng thì việc điều trị tương đối khó khăn thậm chí không thể cứu chữa. Vì vậy, khi có những dấu hiệu của viêm phổi, cần đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Người bị viêm phổi thì nên ăn gì?
Người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu protein như: thịt, cá, trứng, sữa,… tránh ăn thịt đỏ vì sẽ làm tăng tình trạng viêm, bổ sung thêm các vitamin bằng các loại rau, củ, quả, đặc biệt là cần bổ sung vitamin C.
Người viêm phổi cần được cung cấp đủ nước do đó 5hức ăn cho người viêm phổi nên chế biến dưới dạng lỏng như cháo hay súp, người bệnh uống 2 lít nước mỗi ngày (nước lọc, nước trái cây, sữa,…), nếu sốt cao thì cần bù nước và điện giải bằng cách uống thêm oresol.
Cần hạn chế các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn, không ăn đồ lạnh, kiêng rượu bia và thuốc lá.
Phòng tránh bệnh viêm phổi như thế nào?
- Để phòng ngừa bệnh viêm phổi cần tiêm đầy đủ các mũi vắc xin: Vắc xin phòng cúm mỗi năm 1 lần, vắc xin phế cầu 5 năm/lần, các vắc xin khác theo nhu cầu,…
- Chú ý giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa
- Không hút thuốc, tránh xa môi trường có khói thuốc, hạn chế rượu bia
- Đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh lây qua đường hô hấp, rửa tay, vệ sinh mũi họng thường xuyên
- Duy trì lối sống lành mạnh: ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, ngủ đúng và đủ giấc
- Nếu có triệu chứng của viêm phổi thì cần đến gặp bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà nếu không có sự chỉ dẫn.
Nhìn chung, viêm phổi là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu điều trị kịp thời thì người bệnh có thể khỏi hoàn toàn trong thời gian ngắn. Javilink hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích, giúp độc giả có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh viêm phổi để từ đó có thể bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình một cách tốt hơn!
Nếu quý vị cần thêm thông tin liên quan hay cần giải đáp các thắc mắc về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, hãy liên hệ ngay Javilink, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ!