Các bệnh xương khớp là những bệnh phổ biến ở người cao tuổi, gây ra nhiều cơn đau và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, cần có những cách khắc phục và phòng tránh bệnh xương khớp ở người cao tuổi một cách kịp thời và hiệu quả để giúp hạn chế những cơn đau và ngăn ngừa các biến chứng.
Những bệnh xương khớp phổ biến ở người cao tuổi
Những bệnh xương khớp ở người cao tuổi dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra các tình trạng đau nhức và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người cao tuổi.
Thoái hoá khớp ở người cao tuổi
Một số nguyên nhân như tuổi tác, di truyền, béo phì, chấn thương, tai nạn hoặc một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp, gút,….dẫn đến tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn ở khớp và khiến viêm và tràn dịch khớp. Khi bị thoái hóa khớp, người cao tuổi sẽ có các triệu chứng như: đau cứng khớp, khi cử động khớp sẽ thấy lạo xạo, khớp bị biến dạng và tầm vận động suy giảm.
Viêm khớp dạng thấp
Đây là một bệnh xương khớp ở người cao tuổi mà nhiều khớp bị viêm và các cơ quan ngoài khớp cũng có thể bị ảnh hưởng. Khi mắc bệnh, người cao tuổi sẽ bị đau liên tục cả ngày lẫn đêm, các khớp ở bàn tay sưng, nóng, đau và hạn chế vận động.
Viêm khớp dạng thấp sẽ khiến người cao tuổi bị sưng đau các khớp
Nếu bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển nặng thì người cao tuổi sẽ bị biến dạng khớp tay, từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Các cơ quan bên ngoài khi viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn nặng sẽ xuất hiện tình trạng khô mắt, miệng, dưới da xuất hiện các nốt, ảnh hưởng đến tim phổi và tính mạng.
Loãng xương
Loãng xương là tình trạng khi mật độ xương giảm và người bệnh dễ bị gãy xương chỉ với chấn thương nhỏ . Loãng xương là bệnh xương khớp ở người cao tuổi mà có thể không xuất hiện triệu chứng lâm sàng đặc trưng, chỉ khi xảy ra các biến chứng như gãy xương hoặc vùng cột sống bị biến dạng thì mới phát hiện.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp ở người cao tuổi xảy ra khi các dây thần kinh bị chèn ép do lớp nhân nhầy bị tràn ra ngoài của đĩa đệm. Một số yếu tố như lão hoá, ngồi lâu, thường xuyên mang vác đồ nặng hoặc béo phì là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Bệnh thường xảy ra ở vùng cột sống cổ và cột sống thắt lưng.
Gout
Bệnh gout ở người cao tuổi xảy ra khi nồng độ axit uric tăng cao do không thể bài trừ hết qua thận. Những thực phẩm chứa nhiều purin (nội tạng, thịt đỏ, hải sản) hoặc các bệnh như suy thận hay rối loạn di truyền là nguyên nhân khiến tăng nồng độ axit uric.
Khi mắc bệnh gout, người cao tuổi sẽ có các cơn đau ở khớp các ngón, khớp gối hoặc khớp cổ chân. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh gout có thể khiến các khớp bị biến dạng hoặc nghiêm trọng hơn là tàn phế hay suy tim, suy thận.
>> Xem thêm:
Cách khắc phục các bệnh xương khớp ở người cao tuổi
Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc điều trị loãng xương, chống viêm hay thoái hoá khớp như vitamin D, acetaminophen, celecoxib, etoricoxib,…có tác dụng giúp giảm nhanh các cơn đau của bệnh xương khớp ở người cao tuổi nhưng chỉ có hiệu quả tạm thời, người bệnh vẫn sẽ đau khi ngưng sử dụng thuốc. Ngoài ra, khi dùng thuốc cũng cần sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ vì một số tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đến gan, thận và dạ dày.
Xoa bóp
Trong trường hợp các bệnh xương khớp ở người cao tuổi chỉ gây đau nhức nhẹ thì xoa bóp sẽ là giải pháp đơn giản và hiệu quả giúp giảm đau. Việc xoa bóp sẽ khiến vùng đau lưu thông khí huyết, các cơ được thư giãn và giảm nhức mỏi xương khớp từ bên trong. Các bài xoa bóp mà bạn có thể áp dụng như dùng đá nóng massage, xoa bóp mô sâu hoặc xoa bóp yoga thái,…
Xoa bóp cũng là một cách khắc phục cơn đau do bệnh xương khớp ở người cao tuổi
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng là phương pháp an toàn giúp khắc phục các bệnh xương khớp ở người cao tuổi mà không cần xâm lấn. Người cao tuổi có thể lựa chọn vật lý trị liệu chủ động (các bài tập tăng sức mạnh cơ, tăng sự dẻo dai xương khớp, thúc đẩy tuần hoàn máu) hoặc vật lý trị liệu bị động (giảm chèn ép dây thần kinh và cơn đau bằng sóng âm, nhiệt, máu kéo giãn giảm áp, ánh sáng,…)
Phẫu thuật
Với những trường hợp bệnh xương khớp ở người cao tuổi quá nghiêm trọng và sử dụng các phương pháp kể trên không mang lại hiệu quả thì bác sĩ có thể cân nhắc việc phẫu thuật. Với phương pháp này thì có nhiều rủi ro như gây nhiễm trùng, dây thần kinh bị tổn thương hoặc sưng viêm,…nên trước khi quyết định phẫu thuật cần thảo luận thật kĩ với bác sĩ.
Cách phòng tránh bệnh xương khớp ở người cao tuổi
Có thể phòng tránh và kiểm soát tình trạng bệnh xương khớp ở người cao tuổi thông qua xây dựng một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, khoa học.
Chế độ dinh dưỡng
- Các thực phẩm nên ăn
Người cao tuổi nên bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương khớp như canxi, omega -3 trong tôm, sữa, cá, các loại hạt,…
Nên tăng cường các loại rau xanh đậm như cải mầm, cải xoăn, rau bina,…vì chúng không chỉ cung cấp canxi giúp giảm tình trạng viêm khớp mà còn chứa nhiều vitamin K có thể giúp người cao tuổi phòng ngừa được bệnh loãng xương.
Nên tăng cường các loại trái cây như đu đủ, dứa, bưởi,…vì vitamin và men kháng viêm trong những loại quả này có thể hạn chế và khắc phục sự phát triển viêm đa khớp và viêm khớp dạng thấp.
Một số loại gia vị như gừng, ớt hay hạt tiêu có công dụng chống viêm và hỗ trợ cho việc điều trị các bệnh xương khớp, người cao tuổi có thể bổ sung thêm các gia vị này trong bữa ăn hàng ngày. .
- Các thực phẩm nên hạn chế
Người cao tuổi nên hạn chế các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê,…vì chúng có thể làm tăng mức độ viêm khớp.
Nên hạn chế thịt đỏ vì chúng làm các bệnh xương khớp ở người cao tuổi nghiêm trọng hơn
Đồ ăn nhanh, bơ hay thức ăn chiên rán quá kĩ có thể kích thích các phản ứng viêm và khiến tình trạng các bệnh xương khớp ở người cao tuổi trở nên nghiêm trọng hơn.
Nên hạn chế các món mặn, nhiều muối vì chúng sẽ làm tăng hàm lượng natri, giảm khả năng hấp thụ canxi và dẫn đến tình trạng đau nhức và viêm khớp mãn tính.
Thịt nguội, thịt mỡ, xúc xích cũng là những nhóm thực phẩm cần hạn chế vì chúng tăng lipit máu bất lợi và tăng phản ứng viêm tấy ở mặt trong của bao khớp.
Người cao tuổi cũng nên hạn chế đồ rượu bia, cà phê, chất kích thích,…để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh xương khớp.
Chế độ sinh hoạt
Người cao tuổi nên duy trì việc đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ngủ đủ giấc, nên hạn chế căng thẳng,…như vậy sẽ giúp giảm được các cơn đau nhức xương khớp.
Nên tập thể dục và rèn luyện cơ thể mỗi ngày, tránh vận động quá sức hoặc mang vác quá nặng, Người cao tuổi có thể tập các bài nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh,…để tăng sự linh hoạt cho xương khớp, từ đó cũng góp phần giảm được việc đau nhức.
Người cao tuổi cần chú ý mặc áo ấm khi trở lạnh và các vùng xương khớp bị đau nhức cùng cần được giữ ấm, không nên ra ngoài quá nhiều thay vào đó nghỉ ngơi ở nhà và uống trà nóng sẽ giúp cơ thể ấm áp hơn.
Nên từ bỏ thói quen hút thuốc càng sớm càng tốt bởi đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các cơn đau nhức xương khớp trở nên nặng hơn.
Viện dưỡng lão Javilink hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin về các bệnh xương khớp ở người cao tuổi và cách chăm sóc phù hợp. Nếu bạn cần thêm thông tin liên quan, hãy liên hệ hotline 1900 633 826 để nhận tư vấn miễn phí từ Javilink nhé!