CÁC GIAI ĐOẠN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

Review post

Con người chúng ta được sinh ra, lớn lên và sẽ đến một ngày già đi, đó là quy luật tất yếu của tự nhiên không thể thay đổi được. Có những cái có thể dễ nhận thấy như tóc bạc, da nhăn, lưng gù. Tuy nhiên, có rất nhiều biến đổi âm thầm trong cơ thể mà mắt thường không thể nhận ra được. Sự già hóa sinh học bắt đầu từ giai đoạn trung niên và sau đó tăng dần theo hàng năm cho tới lúc mất. Quá trình lão hóa làm giảm khả năng thích nghi với môi trường sống, giảm dần chất lượng sống. Tuy rằng, chúng ta không thể thay đổi quy luật trên, nhưng việc nắm rõ những thay đổi sinh lý có ý nghĩa quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đặc biệt trong xu hướng già hóa dân số rất nhanh hiện nay trên toàn thế giới.

1. Giai đoạn đầu của người cao tuổi
Những người từ 60 – 69 tuổi. Giai đoạn này kéo theo nó những biến đổi quan trọng trong đời sống con người. Trong thời kỳ giữa những năm 60 và 70 tuổi, phần lớn trong chúng ta tất yếu phải thích ứng với việc phân bổ các chức trách. Nghỉ hưu, việc tự nguyện hay bắt buộc giảm số giờ lao động sẽ dẫn tới thu nhập. Bạn bè và một số đồng nghiệp qua đời. Những nhu cầu của xã hội giảm đi: những người tuổi trên 60 sức khỏe có giảm đi, tính độc lập và tính sáng tạo không như trước đây. Sự phản ứng về mặt xã hội như thế có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của những người cao tuổi còn khỏe mạnh, sung sức, làm ngã lòng họ. Nhiều người 60 tuổi buộc họ phải tiếp nhận luật chơi làm nhịp độ cuộc sống riêng chậm đi, và do đó gián tiếp họ mong đợi hy vọng vào xã hội.

 

2. Giai đoạn giữa của người cao tuổi.
Những người có độ tuổi từ 70 đến 79 tuổi. Ở độ tuổi này con người thường gặp phải những biến cố quan trọng nhiều hơn so với hai thập niên trước. Nhiệm vụ của người 70 tuổi là giữ gìn bản lĩnh cá nhân đã hình thành ở họ trong khoảng thời gian giữa 60 và 69 tuổi. Nhiều người ở tuổi từ 70 đến 79 thường ốm đau và mất người thân. Bạn bè và người quen biết ngày càng ra đi nhiều hơn. Ngoài việc thu hẹp giao tiếp với xung quanh dần dần họ cũng bớt tham gia vào công tác của các tổ chức xã hội. Ở độ tuổi này, người già thường hay cáu giận, mất bình tĩnh. Tình trạng sức khỏe thường làm họ lo lắng. Mặc dù có những mất mát đó nhiều người ở tuổi 70 còn có khả năng chống đỡ những hậu quả gây ra cho độ tuổi này. Nhờ chất lượng hỗ trợ y tế được cải thiện và có lối sống lành mạnh hơn, người đứng tuổi thường vẫn chung sống với các bệnh ung thư và thoát khỏi hiểm nghèo sau những cơn đau tim đột qụy…

 

3. Giai đoạn gần cuối của người cao tuổi
Những người từ 80 đến 90 tuổi. Không nghi ngờ gì độ tuổi là một trong những tiêu chí để chuyển nhóm “những người mới bước tuổi già” sang nhóm “những người rất cao tuổi”, tuy nhiên đó không phải là tiêu chí duy nhất. Sự chuyển sang nhóm “những người rất cao tuổi” – đó là “một quá trình được bắt đầu từ ngày mà con người sống bằng các ký ức của mình”.
Phần lớn những người 80 đến 90 tuổi, rất khó khăn trong việc thích nghi với môi trường xung quanh mình và tác động qua lại với nó. Nhiều người trong số họ cần có lối sinh hoạt được tổ chức tốt, tránh những điều bất tiện bởi lẽ sinh hoạt tốt tạo ra kích thích tốt, sinh hoạt bất tiện tạo ra sự đơn độc. Họ cần được giúp đỡ của những người xung quanh, cần được chăm sóc cả vất chất và tinh thần.

4. Giai đoạn cuối của người cao tuổi

Đây là giai đoạn khó khăn của người già, họ cảm thấy mình bị lãng quên, bị bỏ rơi người cao tuổi rất muốn được nhiều người quan tâm rất muốn tuổi già của mình được vui vẻ có người bầu bạn chăm sóc, muốn được người khác xem mình không phải là người vô dụng và họ sợ sự cô đơn, sợ phải ở nhà một mình. Các cụ cao tuổi thường khá nóng tính và dễ tự ái, dễ tự ti, hay suy nghĩ tiêu cực nên tâm lý cũng hay nóng nảy, nhiều khi các cụ còn cảm thấy họ bị hắt hủi. Điều đặc biệt hơn là người cao tuổi lo lắng mình nếu già yếu hoặc mắc các căn bệnh của tuổi già như không đi lại được, hoặc phải nằm một chỗ thì sẽ trở thành gánh nặng cho con cái nhất là trong giai đoạn cuối đời.

Lựa chọn Dưỡng Lão JAVILINK để báo hiếu cha mẹ một cách văn minh
Chúng tôi đang triển khai & đưa vào hoạt động thêm các Cơ sở dưỡng lão trong nội thành để đáp ứng các nhu cầu chăm sóc đa dạng của bạn.
Tổng đài chăm sóc: 1900 63 38 26
CS1: 54D Lưu Hữu Phước, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Tel: 038 5813 588
CS2: 11V6A KĐT Văn Phú, Q. Hà Đông, Hà Nội.
Tel: 039 516 1388
CS3 + 3A: Khu dưỡng lão sinh thái Hà Nam.
Tel: 035 579 4683
CS5: 44 Trần Cung, P. Cổ Nhuế, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 038 687 1388