Những lưu ý trong cách chăm sóc người già bị đột quỵ

Review post

Sau đột quỵ người cao tuổi có thể gặp nhiều biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy bạn sẽ cần nắm rõ các cách chăm sóc người già bị đột quỵ để có thể giúp người thân của mình nhanh chóng hòa nhập lại cuộc sống. 

Những biến chứng sau đột quỵ

Tùy theo mức độ của bệnh, cách điều trị cùng với quá trình thực hiện các bài tập phục hồi chức năng của bệnh nhân mà các biến chứng sẽ dần được cải thiện theo thời gian. Thông thường, hầu hết những ai bị đột quỵ đều sẽ trải qua các biến chứng như sau:

  • Rối loạn vận động: cơ thể yếu đi và có thể bị liệt (chi, mặt, nửa người,…).
  • Giảm trí nhớ, rối loạn nhận thức, tư duy kém dần.
  • Rối loạn cơ tròn: người bệnh không tự chủ được khi đi đại hoặc tiểu tiện (trong trường hợp nếu đặt sonde dẫn nước tiểu thì có thể dẫn đến nhiễm trùng bang quang).
  • Rối loạn ngôn ngữ: nói lắp, nói ngọng, giọng điệu bị thay đổi, đôi khi không diễn đạt được suy nghĩ bằng lời, nặng hơn là không nói được.
  • Rối loạn thị giác.
  • Rối loạn cảm giác: thường xuyên đau, tê hoặc ngứa ran và nóng rát, đôi khi không thể cảm nhận được một phần cơ thể bản thân.
  • Mất ngủ hoặc ngủ nhiều bất thường.
  • Thường xuyên mệt mỏi và rối loạn về thăng bằng.
  • Khó nuốt thức ăn, trong một số trường hợp thức ăn đi vào phổi có thể gây viêm phổi.
  • Vì nằm lâu ngày dễ dẫn đến lở loét các vùng tỳ đè.
  • Giảm các hoạt động cá nhân hằng ngày và kỹ năng xã hội.

Người cao tuổi thường gặp nhiều biến chứng nặng nề sau đột quỵ

Người cao tuổi thường gặp nhiều biến chứng nặng nề sau đột quỵ

Các biến chứng trên nếu không được điều trị đúng cách và đủ thời gian thì dẫn đến khả năng phục hồi của người bệnh thấp. Từ đó, bệnh nhân trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào người thân, bạn bè, tạo cho họ cảm giác mình như một gánh nặng gây trầm cảm. Vì vậy, bạn nên nắm rõ những lưu ý trong cách chăm sóc người già bị đột quỵ để tránh khỏi những sai sót đáng tiếc xảy ra.

Những lưu ý trong cách chăm sóc người già bị đột quỵ

Trong cách chăm sóc người già bị đột quỵ cần lưu ý những vấn đề sau để quá trình hồi phục đạt hiệu quả tốt nhất.

Tăng cường vận động

  • Bài tập kỹ năng vận động: Những bài tập này có thể giúp cải thiện sức mạnh và sự phối hợp của cơ bắp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được hướng dẫn liệu pháp để tăng cường khả năng nuốt của mình.
  • Bài tập vận động: Người bệnh có thể học cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ di chuyển, chẳng hạn như khung tập đi, gậy chống, xe lăn hoặc nẹp mắt cá chân. Nẹp mắt cá chân có thể giúp ổn định và tăng cường sức mạnh cho mắt cá chân nhằm nâng đỡ trọng lượng cơ thể trong khi người bệnh tập đi lại.
  • Phương pháp điều trị vận động cưỡng bức CIMT: Trong khi người bệnh tập cử động chi bị ảnh hưởng để giúp cải thiện chức năng của chi đó thì chi không bị ảnh hưởng sẽ được hạn chế. Liệu pháp này đôi khi được gọi là liệu pháp sử dụng cưỡng bức.
  • Phương pháp phục hồi Tầm vận động ROM: Một số bài tập và phương pháp điều trị có thể làm dịu tình trạng căng cơ (co cứng) và giúp người bệnh lấy lại phạm vi vận động.

Tăng cường vận động là cách chăm sóc người già bị đột quỵ hiệu quả

Tăng cường vận động là cách chăm sóc người già bị đột quỵ hiệu quả

Ngoài các bài tập thì có thể áp dụng các hoạt động thể chất được hỗ trợ bởi công nghệ như:

  • Chức năng kích thích điện: Điện được áp dụng để làm co các cơ bị suy yếu để phục hồi.
  • Công nghệ robot: Các thiết bị robot có thể hỗ trợ các chi bị suy giảm thực hiện những chuyển động lặp đi lặp lại, từ đó giúp các chi lấy lại sức mạnh và chức năng.
  • Công nghệ không dây: Máy theo dõi hoạt động có thể giúp người bệnh tăng cường hoạt động sau đột quỵ.
  • Thực tế ảo: Đây là phương pháp sử dụng trò chơi điện tử và các liệu pháp dựa trên máy tính khác liên quan đến việc tương tác với môi trường thời gian thực và mô phỏng.

Phòng tránh tái đột quỵ

Có thể ngăn ngừa đột quỵ tái phát bằng một số biện pháp như:

  • Kiểm soát huyết áp cao (tăng huyết áp): Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao nhất của đột quỵ. Những người sống sót sau đột quỵ cần được bác sĩ theo dõi và đưa huyết áp trở về mức bình thường. Theo đó, người bệnh có thể cần thay đổi chế độ ăn uống và/hoặc dùng các loại thuốc được kê đơn để giúp điều chỉnh huyết áp về mức mục tiêu điều trị.
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ và có liên quan đến sự tích tụ các mảng xơ vữa trong động mạch. Thuốc lá cũng làm tăng huyết áp và làm cho máu đặc hơn và dễ đông hơn.
  • Tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng: Béo phì và ít vận động có liên quan đến tăng huyết áp, tiểu đường và bệnh tim. Thừa cân làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
  • Giảm mức mỡ máu (cholesterol): Cholesterol cao có thể dẫn đến sự tích tụ các chất béo (xơ vữa động mạch) trong mạch máu, làm giảm lượng máu và oxy lên não.
  • Kiểm tra bệnh tim: Các rối loạn tim thông thường có thể dẫn đến các cục máu đông gây tắc nghẽn các mạch máu não. Trường hợp này, người bệnh có thể cần dùng thuốc để giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.
  • Quản lý bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có thể gây ra những thay đổi phá hủy trong các mạch máu khắp cơ thể, bao gồm cả não. Tổn thương não thường nghiêm trọng và lan rộng hơn khi lượng đường huyết cao. Việc điều trị bệnh tiểu đường có thể trì hoãn sự khởi phát của các biến chứng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Cần thay đổi lối sống sinh hoạt để phòng tái phát đột quỵ

Cần thay đổi lối sống sinh hoạt để phòng tái phát đột quỵ

Javilink hy vọng bài viết trên giúp bạn nắm được các cách chăm sóc người già bị đột quỵ. Nếu bạn cần thêm các thông tin liên quan, hãy liên hệ hotline 1900 633 826 để được tư vấn và hỗ trợ. 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *