Cách chăm sóc người già bị tiểu đường giúp ổn định đường huyết

5/5 - (1 bình chọn)

Tiểu đường là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi và nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, cần có cách chăm sóc người già bị tiểu đường giúp ổn định đường huyết để họ có thể sống khoẻ mạnh hơn.

Vì sao cần chú ý trong cách chăm sóc người già bị tiểu đường?

Tiểu đường là một bệnh phổ biến ở người cao tuổi và cần có cách chăm sóc người già bị tiểu đường phù hợp bởi bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như:

  • Biến chứng ở da

Tiểu đường có thể khiến người cao tuổi mắc các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da hoặc một số bệnh như gai đen, bạch biến, vàng da, u mỡ vàng, mụn nhọt, phỏng nước,…và các bệnh này có thể khắc phục dễ dàng nếu được điều trị sớm, vì vậy trong cách chăm sóc người già bị tiểu đường cần chú ý đến các vấn đề về da.

cách chăm sóc người già bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây ra một số biến chứng về da

  • Biến chứng ở bàn chân

Bàn chân của người cao tuổi có thể ngứa rát hoặc cảm giác đau như có kim châm khi mắc tiểu đường. Người cao tuổi có thể bị yếu hoặc mất cảm giác ở chân do lưu lượng máu đến chân kém hoặc do sự biến dạng của bàn hoặc ngón chân.

  • Các bệnh “hội chứng người già”

Một số nguy cơ hội chứng người già có thể xảy ra khi người cao tuổi mắc tiểu đường như: trầm cảm, rối loạn thính – thị giác, rối loạn chức năng nhận biết, hạ đường máu,…nếu không điều trị nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm và có thể tử vong. Vì vậy cần chú ý trong cách chăm sóc người già bị tiểu đường thông qua việc đưa người già đi khám và kiểm tra nếu có biểu hiện bất thường để được chuẩn đoán và điều trị.

  • Biến chứng ở mắt

Bệnh tiểu đường có thể khiến người cao tuổi bị biến chứng võng mạc, đáy mắt bị xuất huyết hoặc đục thuỷ tinh thế và đây là những nguyên nhân có thể làm cho người cao tuổi mù loà.

  • Tổn thương thần kinh

Một số biến chứng thần kinh và vi mạch khi mắc tiểu đường có thể khiến người cao tuổi bị hoại thư, nghiêm trọng hơn có thể phải cắt cụt chân, tàn phế hoặc tử vong.

  • Biến chứng ở thận

Thận có vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp lọc bỏ các chất thải trong máu. Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng suy giảm chức năng thận và làm mất khả năng lọc chất thải này, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người cao tuổi.

>> Tham khảo:

Cách chăm sóc người già bị tiểu đường

Để có thể giúp ổn định đường huyết, cần chú ý trong cách chăm sóc người già bị tiểu đường cả về chế độ ăn uống lẫn sinh hoạt.

Chăm sóc về chế độ ăn uống

Các thực phẩm nên ăn

Trong cách chăm sóc người già bị tiểu đường thì cần chú trọng lựa chọn các thực phẩm phù hợp.  Người cao tuổi vẫn nên bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng sau:

  • Nhóm đường bột

Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, gạo còn vỏ cám, nên giảm cơm và thay bằng các loại củ như khoai lang, khoai sọ,…Các món nên được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng thay vì chiên rán nhiều dầu mỡ.

  • Nhóm protein

Người cao tuổi nên ăn nhiều cá, ăn thịt các loại gia cầm (bỏ da), thịt lọc bỏ mỡ, chế biến bằng cách luộc, hấp hoặc áp chảo,..

chế độ ăn uống cho người tiểu đường

Người cao tuổi bị tiểu đường nên ăn các món bỏ da và mỡ

  • Nhóm chất béo

Nên ưu tiên sử dụng các chất béo không bão hoà như dầu đậu nành, dầu/mỡ cá, dầu olive, vừng,…

  • Nhóm vitamin và khoáng chất

Người cao tuổi nên bổ sung thêm nhiều rau xanh và ăn các trái cây tươi để bổ sung chất xơ, vitamin cùng nhiều khoáng chất các. Với hoa quả tươi không nên thêm kem, sữa và hạn chế các quả ngọt như: xoài chín, sầu riêng, mít,…

Các thực phẩm nên hạn chế

Người cao tuổi cần hạn chế một số thực phẩm sau để tránh tình trạng đường huyết tăng cao:

  • Hạn chế ăn nhiều gạo trắng, miến, bột sắn dây, bánh mì,…
  • Nên hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hoà như da, dầu mỡ động vật,dầu cọ, dầu dừa,…vì những chất béo này còn tăng nguy cơ các bệnh tim mạch
  • Nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo ngọt, nước có gas, hoa quả sấy, siro, mứt,…

Nguyên tắc ăn uống

Để có thể có một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, trong cách chăm sóc người già bị tiểu đường cần lưu ý một số nguyên tắc dưới đây:

  • Nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để hạn chế đường huyết tăng một cách đột ngột
  • Người cao tuổi nên ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa để tránh tình trạng quá no hoặc quá đói
  • Cơ cấu và khối lượng các bữa ăn trong ngày không nên thay đổi một cách quá nhanh.
  • Sau khi ăn nên đi bộ nhẹ nhàng, tránh nằm hoặc ngồi quá lâu.

Chăm sóc về sinh hoạt

Tập luyện

Trong cách chăm sóc người già bị tiểu đường thì không thể không nhắc đến chế độ tập luyện bởi các hoạt động này sẽ giúp người cao tuổi có thêm nhiều năng lượng, có thể hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì, giúp tim và phổi hoạt động tốt hơn đồng thời hỗ trợ insulin giúp lượng đường trong máu được giảm dễ dàng hơn.

Người cao tuổi có thể thực hiện các bài tập như yoga, dưỡng sinh, đi bộ, đạp xe, khiêu vũ, chơi thể thao, bơi lội,…hoặc đơn giản chỉ là thực hiện các công việc dọn dẹp nhà cửa và làm vườn nhẹ nhàng. Khi thực hiện các hoạt động, người cao tuổi nên mang theo một chút đồ ăn nhẹ phòng trường hợp hạ đường huyết.

Sử dụng thuốc

Khi cho người cao tuổi sử dụng thuốc để điều trị tiểu đường thì cần dựa theo các nguyên tắc sau:

  • Tránh ỷ lại vào thuốc

Sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường cho người cao tuổi trong một thời gian dài có thể gây nên nhiều tác dụng phụ, nếu quá ỷ lại vào thuốc mà không có sự thay đổi về chế độ ăn uống và tập luyện thì nguy cơ tác dụng phụ càng cao và có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như gan, thận, tim mạch,…

  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên

Việc thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết sẽ có thể đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng thuốc điều trị, đồng thời có thể nắm bắt và kiểm soát được tình trạng bệnh.

điều trị tiểu đường

Người cao tuổi nên thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết

  • Uống thuốc đúng liều lượng, thời điểm

Việc uống thuốc đúng liều lượng và thời điểm sẽ giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Các loại thuốc được kê vào đơn sẽ được ghi rõ thời điểm uống.

  • Không tự ý mua thuốc điều trị tiểu đường

Khi hết thuốc cần tái khám để được bác sĩ chỉ định mua thuốc hợp lý, không nên tự ý mua lại thuốc theo chỉ định cũ bởi bệnh tiểu đường thay đổi theo từng giai đoạn nên chính vì thế, việc tự ý mua thuốc mà không tái khám có thể dễ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Chăm sóc về tinh thần

Khi người cao tuổi gặp căng thẳng thì có thể tiết ra nhiều hormone cortisol dẫn đến lượng đường trong máu tăng và nguy cơ các biến chứng tim mạch. Chính vì vậy, nên giúp người cao tuổi có thể duy trì tinh thần vui vẻ lạc quan thông qua việc đi dạo, đi chơi, xem phim, nghe nhạc hoặc chia sẻ, tâm sự.

Người cao tuổi cũng nên duy trì việc ngủ đúng giờ và đủ giấc để giúp có tinh thần sảng khoái sau khi thức dậy, đồng thời cần hạn chế thói quen hút thuốc, sử dụng bia rượu,…

Javilink hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có cách chăm sóc người già bị tiểu đường phù hợp để có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của ông bà, cha mẹ một cách tốt nhất. Nếu bạn cần thêm các thông tin liên quan, hãy liên hệ hotline 1900 633 826 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *