Chăm sóc người ốm – chăm sóc người già bị bệnh lại càng đòi hỏi rất nhiều kĩ năng, sau đây là một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh là những người cao tuổi
I. THÁI ĐỘ
1- Bạn hãy coi họ như người cha, người mẹ ông bà của mình. Điều này giúp bạn không mệt mỏi và thoải mái trong công việc
2- Đối với người già luôn lễ phép, kính trọng Không ngần ngại tiếp xúc với người già Người già rất cần niềm vui, nét mặt tươi tỉnh của bạn hãy luôn tỏ thái độ vui vẻ nhã nhặn, nhẹ nhàng Trong công việc phải cần cù, chịu khó, sạch sẽ, gòn gàng, thật thà, khiêm tốn.
II. MỘT VÀI NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI GIÀ
1- Lời nói phải ngắn gọn, nghe nhiều hơn nói ít.
2- Giúp đỡ người già nói hết những điều muốn nói trong lòng, chú ý vẻ mặt thật độ bản thân.Khi cần thì kể chuyện hoặc đọc sách báo, truyền tải những tin tức mới cho người già nghe .
3- Khi người già nói chuyện: Mắt không được liếc xéo nhìn ngang mà phải nhìn thẳng người nói và thể hiện bạn rất vui lòng lắng nghe
4- Phải có tính nhẫn nại trả lời từ tốn, tránh vội vàng cho qua
5- Dùng động tác thể hiện bạn đang lắng nghe như gật đầu đồng ý, vỗ nhẹ lên vai
6- Khi cư xử với người già đừng tỏ thái độ, nhún nhường miễn cường
7- Khi người già chưa giải thích hay chưa nói hết, bạn không được vội vàng đưa ra lời kết luận . Nếu không hiểu thì phải thẳng thắn hỏi lại
8- Không nên ngại tiếp xúc với người già.
VD: Dùng tay nắm chắc tay họ điều này luôn khích lệ người già an tâm trò chuyện
9- Sử dụng những đồ vật truyền đạt ý muốn như đồng hồ, lịch
III. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA TỪNG NGƯỜI BỆNH – NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI GIÀ
1. Giảm lượng ăn trong một bữa, tăng số bữa trong ngày
2. Hàng ngày nên dùng: rau hoa quả, cá trứng, dầu các loại sữa
3. Nên giảm bớt mỡ động vật, thịt nên ăn vừa phải
4. Ăn những đồ dễ tiêu hóa
5. Trước khi ngủ nên uống 1 cốc sữa, ăn chút điểm tâm
6. Đối với người già : cần uống nhiều nước (ít nhất 6 cốc trong ngày) nên ăn nhiều hoa quả (tránh được táo bón)
7. Nên ăn nhiều protít của : sữa, đậu phụ, cá thịt gà