Ngoài chăm sóc thể chất thì chăm sóc tâm lý người cao tuổi cũng là một vấn đề rất cần được chú trọng và quan tâm bởi tâm lý không tốt có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vì vậy, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Javilink để có thể chăm sóc tâm lý người cao tuổi một cách tốt nhất nhé!
Tâm lý người già thay đổi như thế nào?
Khi về già, tâm lý sẽ có nhiều thay đổi. Để có thể chăm sóc tâm lý người cao tuổi một cách tốt nhất thì cần nắm rõ những thay đổi này, bao gồm:
- Cô đơn và mong được quan tâm nhiều hơn
Cuộc sống hiện đại khiến con cháu luôn bận rộn với công việc, học tập nên điều này làm cho người cao tuổi luôn cảm thấy mình bị bỏ rơi, quên lãng. Họ rất muốn được mọi người quan tâm, lo lắng và không bị xem là người vô dụng.
Người già thường dễ cảm thấy cô đơn
- Dễ tủi thân
Sức khỏe giảm sút khiến người cao tuổi phải phụ thuộc nhiều vào sự giúp đỡ của con cháu nên điều này khiến họ buồn phiền, chán nản và hay tự dằn vặt. Trong thời điểm này, chỉ một thái độ hay câu nói thiếu tế nhị cũng có thể khiến họ tự ái và tủi thân vì nghĩ mình bị coi thường. Vì vậy, khi chăm sóc tâm lý người cao tuổi cần đặc biệt chú ý đến lời ăn tiếng nói.
- Nói nhiều và dễ bị trầm cảm
Do mong muốn truyền lại những kinh nghiệm sống cũng như muốn con cháu sống theo khuôn phép của thế hệ mình nên đôi khi người già có thể nói nhiều và còn làm người khác khó chịu. Bên cạnh đó, do sức khỏe giảm sút dẫn đến có những mong muốn mà họ không thể thực hiện được và điều này có thể dẫn đến những triệu chứng của trầm cảm.
- Tính cách dễ nóng nảy
Do từ người chăm sóc gia đình thành người được gia đình chăm sóc khiến người cao tuổi cảm thấy mất địa vị vốn có nên dễ kích động, khả năng kiềm chế không cao và có thể cáu giận với những chuyện hết sức nhỏ nhặt.
- Đa nghi
Sự lo lắng cũng như nóng nảy dẫn đến việc người già suy nghĩ nhiều và đa nghi. Họ nhạy cảm với tất cả mọi thứ giống như một sự khủng hoảng tâm lý.
Tuổi càng cao thì người già càng nhạy cảm hơn
- Sọ cái chết
Mặc dù là quy luật tự nhiên nhưng nhiều người già sợ phải đối mặt với cái chết. Nhiều trường hợp người cao tuổi thường bàn về hậu sự của mình, lập di chúc,…nhưng có những trường hợp các cụ không chấp nhận và lảng tránh.
Cách chăm sóc tâm lý người cao tuổi
Trước những thay đổi tâm lý của người cao tuổi thì bạn cần có các cách chăm sóc phù hợp:
- Nên dành thời gian để lắng nghe và hiểu những tâm sự của họ, cho họ cảm giác họ được quan tâm để không còn cảm thấy bị bỏ rơi, cô đơn.
- Không nên đưa ra những lời phán xét tiêu cực hoặc chỉ trích những quan điểm của họ mà thay vào đó hãy cùng họ giải quyết vấn đề và tìm kiếm những giải pháp tích cực hơn.
- Nên tôn trọng những kinh nghiệm của người cao tuổi và giúp họ cảm thấy tự tin với điều đó thay vì có ý định đối xử với họ như trẻ con và nghĩ họ không có giá trị.
- Nên khuyến khích và động viên người cao tuổi để họ vượt qua những thay đổi tâm lý và luôn cảm thấy mình được tin tưởng và ủng hộ.
- Nên đưa ra những giải pháp để giúp người cao tuổi cảm thấy tự tin và độc lập hơn trước những vấn đề của bản thân. Chẳng hạn có thể để họ tự làm những việc trong khả năng thay vì giúp họ mọi thứ.
- Nên chăm sóc một cách chu đáo khi người cao tuổi cần để giúp họ có cảm giác an toàn hơn.
- Nên sử dụng ngôn ngữ thân thiện và dễ hiểu khi giao tiếp với người cao tuổi, tránh những từ ngữ quá học thuật và khó hiểu.
- Nên khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội như: câu lạc bộ thể dục thể thao, câu lạc bộ chơi cờ, hội người cao tuổi, các hoạt động tình nguyện,…để giúp họ có thể cảm thấy được liên kết, bớt cảm giác cô đơn, giải tỏa căng thẳng, từ đó cải thiện được sức khỏe tinh thần.
Khuyến khích tham gia nhiều hoạt động là cách chăm sóc tâm lý người cao tuổi hiệu quả
Javilink hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn nắm được các cách chăm sóc tâm lý người cao tuổi. Nếu bạn cần thêm các thông tin liên quan, hãy liên hệ hotline 1900 633 826 để được tư vấn và hỗ trợ nhé!