Chóng mặt là một triệu chứng phổ biến trong đời sống thường ngày và trong y học lâm sàng. Chóng mặt có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở người cao tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn và nguy hiểm hơn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Javilink để biết được cách đối phó với chứng chóng mặt ở người già nhé!
Chóng mặt ở người già là một triệu chứng phổ biến
Các dấu hiệu của chóng mặt ở người già
Chóng mặt ở người già thường xảy ra lúc nửa đêm, gần sáng. Khi người già bị chóng mặt sẽ có các biểu hiện như sau:
- Cơ thể lao đao, choáng váng, không giữ được thăng bằng, dễ bị ngã xuống đất gây gãy xương.
- Người già sẽ cảm thấy khó chịu, buồn nôn khi thay đổi tư thế nghiêng người từ trái qua phải hoặc ngược lại.
- Nếu người cao tuổi chóng mặt do hệ thống mạch máu với các triệu chứng như đau đầu, đau liên tục.
- Chóng mặt ở người cao tuổi do hệ thần kinh trung ương có thể để lại những biến chứng như tai biến mạch máu não.
Nguyên nhân chóng mặt ở người già
Cơn chóng mặt ở người cao tuổi có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Cụ thể các nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng chóng mặt ở người lớn tuổi như sau:
- Nguyên nhân xuất phát từ dây thần kinh tiền đình vùng nằm sau ốc tai. Hệ thống này có vai trò trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu, phản xạ các cơ.
- Những tổn thương chấn thương vùng đầu, viêm mê đạo vùng ốc tai, hội chứng Menière.
- Nguyên nhân tổn thương tiền đình do nhiễm khuẩn làm viêm tiền đình hoặc vỡ xương đá.
- Rối loạn vận mạch do hệ thống mạch máu như động mạch cột sống thân nền.
- Khi động mạch bị xơ vữa hay có các u não sẽ gây nên chóng mặt, buồn nôn.
- Nguyên nhân về mạch máu hoặc do khối u gây chóng mặt như rối loạn tiền đình thuộc về trung ương.
- Chóng mặt ở người cao tuổi do ngộ độc thực phẩm bởi hóa chất hoặc vi khuẩn.
- Nguyên nhân do điều kiện thời tiết chuyển mùa, căng thẳng liên tục…
Thay đổi thời tiết là một trong các nguyên nhân dẫn đến chóng mặt ở người già
Cách khắc phục chóng mặt ở người già
Điều trị các loại chóng mặt ở người già, có thể chữa bệnh qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chữa triệu chứng, từ 2 – 3 ngày, làm giảm các triệu chứng khó chịu. Trong cơn chóng mặt, bệnh nhân cần nằm yên ở nơi yên tĩnh, ít ánh sáng, nằm nghiêng về phía không gây cơn. Dùng thuốc an thần nhẹ theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân nên ăn thức ăn dễ tiêu.
Giai đoạn 2: Nâng đỡ sức khỏe, từ 10 ngày – 2 tuần. Bệnh nhân có thể hoạt động nhẹ nhàng, nhưng cần tránh đi lại trên cao, tránh đến gần các vật chuyển động nhanh như xe cộ, quạt điện…; có thể uống tiếp 7 ngày thuốc chống chóng mặt.
Giai đoạn 3: Tập luyện, đây là phương pháp điều trị cơ bản, kéo dài trong nhiều tháng. Các bài tập nhằm rèn luyện cho tiền đình chịu đựng các thay đổi tư thế để dần phục hồi hoàn toàn.
Bài tập cơ bản: Bệnh nhân ngồi trên giường, thả chân dưới sàn nhà, nhắm mắt thư giãn rồi dần dần nghiêng đầu về một bên cho đến khi đầu nằm ngang trên giường, giữ tư thế này ít nhất 30 giây, trở lại tư thế ban đầu, ngồi yên trong 30 giây, tiếp tục làm động tác nghiêng đầu về bên đối diện.
Lần đầu tập chỉ làm 3 – 4 lần nghiêng đầu về mỗi bên. Những lần sau, mỗi buổi tập nghiêng đầu về mỗi bên 5 – 7 lần. Mỗi ngày tập 2 buổi vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ. Bệnh nhân cần tập kiên trì trong 1 – 2 tháng.
Cách tập luyện nêu trên đã được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới và đã mang lại kết quả tốt trong 80% số bệnh nhân.
Bệnh nhân cũng cần tránh các yếu tố gây kích động tâm thần, tâm lý, thần kinh. Không dùng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê đặc, nước chè đặc.
Người bệnh chóng mặt nên hạn chế sử dụng chất kích thích
Cách phòng tránh chóng mặt ở người cao tuổi
- Ăn uống đầy đủ chất, hạn chế các loại thức ăn đồ uống quá ngọt, quá mặn, nhiều dầu mỡ. Tăng cường thịt từ cá, rau xanh, hoa quả, các loại thực phẩm giàu Leucin.
- Uống đủ nước mỗi ngày, không bia rượu, hạn chế cafe và nước ngọt có gas.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc, nếu có rối loạn giấc ngủ, cần khám chuyên khoa thần kinh để được hỗ trợ điều trị.
- Giữ suy nghĩ lạc quan, vui khỏe.
- Giữ không gian trong phòng, lối đi thông thoáng, tránh để vật dụng lộn xộn, bừa bãi.
- Gắn thêm thanh cầm dọc theo cầu thang, trong bồn tắm và nhà vệ sinh để người bệnh có thể men theo khi đột ngột bị chóng mặt.
- Tránh thay đổi tư thế đột ngột. Khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi, đứng dậy hay xoay đầu, cúi và ngửa đầu cũng phải thực hiện từ tốn, chậm rãi, có thể nhắm mắt lại để hạn chế thị giác thu nhận những tín hiệu thay đổi không gian, giảm kích thích tiền đình. Sau khi xác lập tư thế tại vị trí mới thì từ từ mở mắt ra.
Javilink hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn nắm được cách đối phó với chứng chóng mặt ở người già. Nếu bạn cần thêm các thông tin liên quan, hãy liên hệ hotline 1900 633 826 để được tư vấn và hỗ trợ nhé!