10 dấu hiệu bệnh tiểu đường ở người già dễ nhận biết

Review post

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là nhóm bệnh lý nội khoa rất phổ biến, đặc biệt là ở người cao tuổi. Là bệnh lý do rối loạn chuyển hóa Insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy, cần nắm rõ các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở người già để có phương án điều trị kịp thời.

Tổng quan bệnh tiểu đường ở người già

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là bệnh có tình trạng lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, gây tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Đây là nguyên nhân cản trở cơ thể chuyển hóa các chất bột đường thành năng lượng, gây ra hiện tượng đường tích tụ tăng dần trong máu.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thường là do nồng độ Insulin trong cơ thể không ổn định (có thể thiếu thậm chí thừa). Nếu mắc tiểu đường mà kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi tốt, chắc chắn lượng đường sẽ nằm trong mức an toàn, gần giống như người bình thường.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thường là do nồng độ Insulin trong cơ thể không ổn định

Dựa vào đặc điểm và diễn biến của bệnh có thể chia ra:

– Tiểu đường type 1.

– Tiểu đường type 2.

– Tiểu đường thứ phát.

– Tiểu đường thai kỳ.

10 dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường ở người già

  • Đói và mệt mỏi

Sau khi thức ăn được thu nạp, cơ thể chuyển đổi thức ăn thành glucose – nguyên liệu để các tế bào sử dụng để tạo năng lượng. Tuy nhiên, tế bào còn cần insulin để hấp thụ glucose. Nếu cơ thể không sản xuất đủ hoặc nếu các tế bào kháng lại insulin do cơ thể tạo ra, glucose sẽ không thể đi vào và tạo năng lượng. Hệ quả, cơ thể rơi vào trạng thái đói và mệt mỏi hơn bình thường.

  • Khát nước

Triệu chứng đầu tiên khi mắc bệnh tiểu đường thường thấy là người bệnh sẽ cảm thấy khát hơn bình thường. Tuy nhiên, cần phân biệt với tình trạng khát nước, uống nhiều nước do mất nước, do hoạt động nhiều, do thời tiết nắng nóng… cũng sẽ khiến khát nước nhiều hơn.

Khát nước là triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường

  • Giảm thị lực

Ngày nay, khi nhiều người sử dụng các thiết bị điện tử như tivi. máy tính, điện thoại… nên việc thị lực bị giảm sút thì chủ quan và không nghĩ mình mắc bệnh. Tuy nhiên, ở bệnh tiểu đường sẽ có biểu hiện thị lực không còn rõ như trước, hình ảnh mờ nhạt dần, nhòa không rõ.

Vì vậy, nếu thị lực giảm hoặc kết hợp các biểu hiện như khát nước, sụt cân… thì cần đi khám mắt và kiểm tra đường huyết, để xác định bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến mạch máu võng mạc hay không.

  • Tê bì tay chân

Cảm giác đau hay tê bì chân được xem là một biểu hiện rõ rệt nhất của tình trạng tổn thương thần kinh, nguyên nhân do glucose tăng cao trong máu. Tình trạng glucose tăng cao không chỉ ảnh hưởng đến tay chân mà còn ảnh hưởng đến các dây thần kinh khác của cơ thể như dây thần kinh cảm giác nóng, lạnh và đau; dây thần kinh vận động (bệnh lý thần kinh ngoại biên) hay dây thần kinh kiểm soát các hoạt động của dạ dày, nhịp đập của tim… (bệnh lý thần kinh tự chủ).

Tổn thương thần kinh là biểu hiện đặc trưng của bệnh thần kinh đái tháo đường. Đây cũng là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân đái tháo đường type 1 và 2.

  • Buồn nôn, nôn

Khi cơ thể chuyển hóa chất béo để lấy năng lượng, một lớp hợp chất hữu cơ (ketone) sẽ được sản sinh. Những chất này có thể tích tụ trong máu, làm cho máu có tính axit. Khi tích tụ đến một mức nguy hiểm, nhiễm toan ceton do tiểu đường có thể xảy ra, có thể đe dọa tính mạng. Buồn nôn và nôn có thể được xem là biểu hiện của tình trạng nhiễm toan ceton. Người bệnh đái tháo đường có thể cần thực hiện xét nghiệm ketone thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.

  • Viêm nướu

Nếu mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương, khiến cho cơ thể yếu đi và khó chống lại vi khuẩn. Khi đó, lợi là nơi nhận ảnh hưởng nhiều nhất, viêm nướu, viêm họng… sẽ diễn ra thường xuyên.

  • Gặp nhiều vấn đề liên quan đến giấc ngủ

Người mắc bệnh đái tháo đường thường có chất lượng giấc ngủ kém, bao gồm tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc buồn ngủ. Một số ngủ quá nhiều, số khác lại gặp khó khăn để ngủ đủ giấc. Ngoài ra người đái tháo đường còn gặp phải một vài rắc rối đối với giấc ngủ, như: ngủ ngáy, chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên, tăng giảm huyết áp

  • Vết thương lâu lành

Bệnh tiểu đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa, nên khi mắc bệnh thì hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương, tổn thương lòng mạch, tắc mạch máu hoại tử, vì thế dẫn đến việc các vết thương ngoài da khó lành, đôi khi hoại tử hoặc nhiễm trùng.

Bệnh tiểu đường khiến các vết thương lâu lành hơn

  • Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm

Cả nam và nữ mắc bệnh đái tháo đường đều có thể mắc phải các bệnh liên quan đến nhiễm trùng nấm men. Nấm men ăn glucose, vì vậy chúng sẽ phát triển nhanh ở người có mức đường cao. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở những bộ phận có nếp gấp nhờ hai yếu tố ấm và ẩm như rãnh giữa các ngón tay, ngón chân; dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục.

  • Ngứa da, khô miệng

Vì cơ thể đang tập trung sử dụng chất lỏng để tạo ra nước tiểu, nên độ ẩm không đủ để dùng cho những bộ phận khác. Do đó, tình trạng mất nước và khô miệng có thể xảy ra. Da không được cung cấp nước sẽ trở nên khô, dễ kích ứng và ngứa ngáy.

Javilink hy vọng bài viết trên giúp bạn nắm được các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở người già. Nếu bạn cần thêm các thông tin liên quan, hãy liên hệ hotline 1900 633 826 để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *