Chuột rút là hiện tượng phổ biến ở người cao tuổi, không chỉ gây ra các cơn đau mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Vậy nguyên nhân tại sao phần lớn người cao tuổi bị chuột rút và nên làm gì khi gặp tình trạng này? Hãy cùng Javilink tìm hiểu nhé!
Hiện tượng chuột rút ở người cao tuổi
Chuột rút ở người cao tuổi là hiện tượng các cơ co mạnh và thắt chặt, khiến người bệnh không thể cử động được. Chuột rút sẽ thường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn từ vài giây đến một phút. Tỉ lệ người già bị chuột rút từ 60 tuổi trở lên là cao nhất.
Chuột rút là hiện tượng phổ biến ở người cao tuổi
Hai vị trí thường xảy ra chuột rút nhất là bắp chân và bàn chân. Chuột rút ở người cao tuổi thường xảy ra vào ban đêm, cơn đau do chuột rút gây ra có thể khiến người già mất ngủ và nếu tình trạng này liên tục và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người cao tuổi và cả đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân khiến người cao tuổi bị chuột rút?
Nguyên nhân chủ yếu khiến người cao tuổi bị chuột rút là do sự co thắt cơ liên tuc. Bên cạnh đó thì tần suất chuột rút sẽ nhiều hơn bởi các lý do dưới đây như:
Do ngồi, nằm hoặc đứng quá lâu
Tuổi càng cao người cao tuổi càng hạn chế vận động và di chuyển nên thường đứng hoặc ngồi lâu một chỗ. Tuy nhân đây lại là nguyên nhân khiến người cao tuổi bị chuột rút bơi khi đi đứng hay nằm ngủ để chân không đúng hoặc quá lâu không thay đổi tư thế làm cho máu lưu thông không tốt và lượng oxy cung cấp cho cơ cũng bị giảm đi.
Do vận động quá sức
Khi người cao tuổi vận động quá sức hoặc chơi các môn thể thao cần nhiều năng lượng sẽ khiến bài tiết nhiều mồ hôi, mất nước cùng với các chất điện giải và nếu không được bù đắp hoặc không bù đắp đủ cũng sẽ dễ bị chuột rút. Chính vì vậy người cao tuổi chỉ nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng.
Do ảnh hưởng của các bệnh mãn tính
Việc người cao tuổi bị chuột rút một cách thường xuyên là vấn đề bạn cần lưu tâm vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh như: tiểu đường, parkinson, thiếu máu, loãng xương,…
Do cơ thể bị thiếu chất
Cơ bị yếu và mất cân bằng co giãn khiến người cao tuổi bị chuột rút và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do cơ thể thiếu hụt các chất như kali, canxi, magie và natri.
Nên làm gì khi người cao tuổi bị chuột rút
Chuột rút thường xảy ra một cách đột ngột và thường vào ban đêm, dưới đây sẽ là một số biện pháp giúp xử lý chuột rút tạm thời cũng như cách giảm tần suất chuột rút sau này.
Xoa bóp khi bị chuột rút
Cách để giảm cơn đau và cảm giác căng cứng cơ chân của người cao tuổi khi bị chuột rút đó là xoa bóp. Bạn có thể giúp họ xoa bóp nhẹ nhàng quanh vị trí bị chuột rút đến khi vị trí đó nóng lên. Nên kết hợp xoa bóp cùng với bóng tennis hoặc con lăn để tác động đều đặn và nhẹ nhàng hơn.
Xoa bóp là cách khắc phục chuột rút đơn giản và hiệu quả
Ngoài ra, một cách điều trị khi người cao tuổi bị chuột rút cũng nhận được nhiều đề xuất đó là day ấn hai huyệt thừa sơn sau bắp chân.
>> Xem Thêm:
Luyện tập kéo căng cơ chân
Khi thực hiện bài tập này, người cao tuổi cần ngồi thẳng lưng trên ghế, sau đó nâng cao chân, cho đầu gối gập lại và ép vào bụng, giữ trong 5-10 giây sau đó đổi chân.
Nếu người cao tuổi bị chuột rút ở chân thì đưa chân đau về phí trước, cong đầu gối rồi dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể lên chân và giữ khoảng 30 giây.
Làm ấm bắp chân
Làm ấm bắp chân là cách hiệu quả giúp giảm căng cứng và đau cơ khi người cao tuổi bị chuột rút. Bạn hãy dùng chai nước nóng hoặc túi chườm để chườm cho người cao tuổi hoặc cho người cao tuổi tắm nước nóng để giúp quá trình lưu thông máu được cải thiện.
Uốn cong các chân
Một cách chữa chuột rút ở bàn chân đơn giản và nhanh nhất là uốn cong các chân. Người cao tuổi chỉ cần kéo căng tối đa ngón chân hoặc cả bàn chân. Cách này mặc dù có thể khiến người cao tuổi bị đau nhưng nó lại mang lại hiệu quả cao.
Di chuyển bằng chân trần
Khi di chuyển bằng chân trần sẽ giúp máu được lưu thông từ đó giảm được các cơn đau do chuột rút gây ra. Bạn chỉ cần cho người cao tuổi đi chân trần trong nhà, để các ngón chân cử động đồng thời kéo căng cũng như tì các ngón chân trên mặt sàn.
Người cao tuổi bị chuột rút về đêm thì đa phần sẽ là chuột rút đơn độc và lành tính. Tuy nhiên nếu bị chuột rút thường xuyên kèm theo các triệu chứng khác như: ăn uống nhiều, thèm đường, tiểu nhiều, sợ lạnh, da xanh, nhợt nhạt, mệt mỏi,…thì không nên chủ quan và đưa người cao tuổi đi khám bởi đây có thể là biến chứng hay biểu hiện của một số bệnh như nghẽn động mạch chân hay tiểu đường.
Cách phòng tránh chuột rút ở người cao tuổi
Chuột rút gây ra sự đau đớn kèm theo sự bất tiện trong cuộc sống cho người cao tuổi, chính vì vậy cần lưu ý một số cách để phòng tránh thông qua chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt.
Người cao tuổi bị chuột rút nên ăn gì?
Cơ thể bị thiếu chất chính là một nguyên nhân dẫn đến người cao tuổi bị chuột rút, chính vì vậy để phòng tránh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần bổ sung đủ nước và khoáng chất để các cơ có thể hoạt động một cách hiệu quả. Để phòng chuột rút ở người cao tuổi, có thể bổ sung các thực phẩm chứa nhiều Magie, Canxi, Kali, Natri,…như:
- Quả bơ và đu đủ: chứa nhiều Magie và Kali
- Dưa hấu: thành phần chứa 92% là nước
- Nước dừa: bổ sung nước và các chất điện giải như Natri, Kali, Magie,…
- Khoai lang: chứa nhiều Kali, Magie và các vitamin
- Củ cải đường: chứa nhiều vitamin và Natri, Kali, Photpho,…
- Các thực phẩm lên men ( dưa chua, sữa chua,…): chứa nhiều chất điện giải
- Cá hồi: chứa nhiều protein, omega-3 và các chất điện giải như Sắt, Photpho, Kali,…
- Cá mòi: chứa nhiều vitamin D, Canxi, Sắt, Photpho,..
Nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều khoáng chất để phòng chuột rút
Ở một số trường hợp, bên cạnh nguồn thực phẩm tự nhiên, người cao tuổi có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng để bổ sung khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, để sử dụng đạt được hiệu quả một cách tốt nhất thì nên theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Chế độ sinh hoạt như thế nào để phòng chuột rút?
Để phòng chuột rút, bên cạnh chế độ ăn uống thì người cao tuổi cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt:
- Người cao tuổi nên thường xuyên duy trì thực hiện các bài tập kéo căng cơ
- Trước khi hoạt động thể chất thì nên khởi động nhẹ nhàng, tránh lựa chọn các môn thể thao mất sức, thay vào đó nên chọn các môn nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga hay dưỡng sinh,…
- Không nên đột ngột thay đổi tư thế hoặc vươn duỗi cơ thể nhiều lần
- Khi bị chuột rút thì cần sử dụng các biện pháp như xoa bóp, làm ấm chân hoặc uốn cong chân
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia
- Nên đi khám định kỳ thường xuyên vì chuột rút kèm theo một số triệu chứng có thể là dấu hiệu của bệnh, cần khám để phát hiện và điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin về chuột rút ở người cao tuổi, Javilink hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thể chăm sóc tốt hơn cho người cao tuổi. Nếu bạn cần thêm thông tin liên quan hoặc cần tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thì hãy liên hệ ngay Javilink theo hotline 1900 633 826 để được hỗ trợ 24/24 nhé!