Cách nhận biết sa sút trí tuệ ở người già và phòng tránh hiệu quả

Review post

Sa sút trí tuệ là một trong những bệnh điển hình nhất mà người cao tuổi ở Việt Nam thường mắc phải và nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, người thân cần nắm được các dấu hiệu nhận biết sa sút trí tuệ ở người già để có phương án xử lý hiệu quả.

Tổng quan về sa sút trí tuệ ở người già

Sa sút trí tuệ không phải là bệnh, đây là hội chứng lâm sàng gây ra bởi tổn thương não. Biểu hiện đặc trưng là suy giảm các lĩnh vực nhận thức như trí nhớ, chú ý, định hướng, ngôn ngữ, trí giác, suy luận, điều hành, và khả năng thực hiện các nhiệm vụ liên tục. Bên cạnh đó, sa sút trí tuệ có thể bắt gặp ở nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt phổ biến nhất là căn bệnh Alzheimer – bệnh này chiếm 60% – 80% tổng số các bệnh nhân bị sa sút trí tuệ.

Sa sút trí tuệ ở người già do những tổn thương ở não gây ra

Sa sút trí tuệ ở người già do những tổn thương ở não gây ra

Dấu hiệu sa sút trí tuệ ở người già

Các dấu hiệu sa sút trí tuệ ở người già sẽ thay đổi và phát triển qua từng giai đoạn, cụ thể như sau:

Giai đoạn mới bắt đầu

Hầu hết các trường hợp bị sa sút trí tuệ ở người cao tuổi ở giai đoạn đầu đều có triệu chứng nhẹ và dễ bị bỏ qua. Những triệu chứng này thường là:

  •  Gặp khó khăn về trí nhớ: một số người cao tuổi sẽ gặp khó khăn về trí nhớ ngắn hạn nên họ phải căng não để nhớ lại thời điểm gần nhất mình đã làm gì.
  •  Khó tập trung: không có khả năng theo dõi câu chuyện từ đầu đến cuối.
  •  Mất phương hướng: nhầm lẫn về địa điểm và  thời gian.
  • Gặp vấn đề về giao tiếp: quên đi từ ngữ cần phải dùng trong một ngữ cảnh nào đó nên nói hoặc viết gây khó hiểu cho người khác.
  • Nhận thức không gian gặp trở ngại: do khó khăn trong việc đánh giá khoảng cách và không gian nên họ hay bị va chạm vào các thứ xung quanh mình.
  • Thực hiện công việc hàng ngày gặp khó khăn: không nhớ trình tự nấu một bữa ăn, không nhớ cách mặc quần áo,…

Giai đoạn giữa

  •  Lạc ngay tại nhà mình.
  •  Đãng trí hơn.
  •  Giao tiếp gặp nhiều khó khăn
  • Cần có sự giúp đỡ của người khác trong sinh hoạt và chăm sóc cho bản thân mình
  • Hành vi có sự thay đổi.

 Giai đoạn cuối

Đây là lúc mà các triệu chứng sa sút trí tuệ ở người già đã trở nên trầm trọng, điển hình là:

  • Không nhận ra nhà của mình, không nhận ra người thân của mình
  • Khả năng nói có thể bị mất.
  • Dễ bị trầm cảm, kích động, lo lắng, hoang tưởng, đi lòng vòng không rõ mục đích.
  • Tiểu són.
  • Khó ăn, khó nuốt, chán ăn, dễ giảm cân.

Sa sút trí tuệ ở người già trong giai đoạn cuối có nhiều triệu chứng nghiêm trọng

Sa sút trí tuệ ở người già trong giai đoạn cuối có nhiều triệu chứng nghiêm trọng

Cách chẩn đoán sa sút trí tuệ ở người già

Muốn chẩn đoán chính xác bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, bác sĩ sẽ căn cứ vào 2 tiêu chuẩn: rối loạn nhận thức và suy giảm nhận thức:

– Rối loạn nhận thức: người bệnh sẽ được yêu cầu nói càng nhiều tên con vật càng tốt. Người bị bệnh Alzheimer sẽ không nói được hơn 10 tên con vật và câu trả lời của họ thường có sự trùng lặp.

– Suy giảm nhận thức: người bệnh thực hiện các trắc nghiệm đọc xuôi, đọc ngược dãy số để kiểm tra và đánh giá tình trạng sa sút trí tuệ. Ngoài ra, họ cũng có thể được nghe 3 từ và yêu cầu nhắc lại sau khi nghe khoảng 5 phút. Một cách kiểm tra khác là cho người bệnh nghe một đoạn văn và yêu cầu họ kể lại. Nếu cần kiểm tra trí nhớ dài hạn, bác sĩ có thể hỏi về quá khứ của người bệnh rồi nhờ sự kiểm chứng từ người thân.

Ngoài ra, bác sĩ còn tìm hiểu tiền sử của bệnh thông qua các bài kiểm tra đánh giá khả năng sa sút trí tuệ, bệnh án, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc,… Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ xác minh các triệu chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là cấp, bán cấp hoặc từ từ. Trường hợp triệu chứng khởi phát cấp thì thường là do bị sảng. Trường hợp triệu chứng khởi phát là bán cấp thì chủ yếu do ung thư hoặc nhiễm trùng. Sa sút trí tuệ ở người già thường khởi phát từ từ.

Cách phòng tránh sa sút trí tuệ ở người già

Để phòng ngừa bệnh người cao tuổi cần:

  • Thường xuyên hoạt động trí não như đọc sách báo, tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng.
  • Người cao tuổi phải thường xuyên luyện tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng…
  • Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi: Những điều cần biết
  • Giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ma túy
  • Khi sử dụng các thuốc bổ não, dưỡng não cần có sự chỉ định và tư vấn của các chuyên gia y tế
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và cần được thăm khám sớm khi có các triệu chứng

Nên khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các triệu chứng

Nên khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các triệu chứng

Javilink hy vọng bài viết trên giúp bạn nắm được các dấu hiệu nhận biết sa sút trí tuệ ở người già để có cách phòng tránh hiệu quả. Nếu bạn cần thêm các thông tin liên quan, hãy liên hệ hotline 1900 633 826 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *