Tác động của bệnh tật đến tâm lý của người cao tuổi

5/5 - (1 bình chọn)

Tuổi càng cao thì tâm lý con người ngày càng có sự thay đổi. Nguyên nhân của sự thay đổi này đến từ nhiều mặt và bệnh tật là một trong các yếu tố ảnh hưởng. Hiểu được tâm lý của người cao tuổi thì bạn sẽ có những cách chăm sóc cho họ một cách hiệu quả nhất!

Tâm lý chung của người cao tuổi

Tâm lý của người cao tuổi là vấn đề rất cần được chú ý bởi tuổi tác ngày càng cao cùng với những bệnh tật họ mắc phải khiến họ có những thay đổi về tâm lý, nếu không được quan tâm và chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.

tâm lý của người cao tuổi

Tuổi càng cao, tâm lý người già càng thay đổi

Tâm lý của người cao tuổi thường là cảm giác lệ thuộc vào người khác nên  trở nên sợ bị bỏ rơi, lo âu, điều này dẫn đến việc họ nóng nảy, tự ti, dễ cô đơn, tủi thân, không kiềm chế được cảm xúc cùng với sự khác biệt lối sống khiến họ cảm thấy xa cách với con cháu.

Tâm lý của người cao tuổi khi mắc bệnh

Muốn được quan tâm, chú ý

Bệnh tật khiến người già cảm thấy “vô dụng” và thường nghĩ con cháu không cần mình nữa nên vì vậy họ rất muốn được con cháu quan tâm và chú ý đến.

Lo âu

Việc mắc bệnh khiến người già thường có những nhận định tiêu cực về bệnh của mình, từ đó dẫn đến trạng thái lo âu. Tâm lý lo âu ở người già thường có những biểu hiện phức tạp và đa dạng như lo lắng về tương lai, sợ hãi, dễ cáu, không tập trung, đau đầu, đánh trống ngực,…

Đôi khi tâm lý của người cao tuổi sẽ là cảm giác hoảng loạn, khiếp sợ, tuyệt vọng hoặc những suy nghĩ ám ảnh như  nghi ngờ bệnh hay sợ bẩn và phải kiểm tra liên tục hay rửa tay đi rửa tay lại ,…Tình trạng lo âu nếu kéo dài có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

Trầm cảm

Những lo lắng về sức khoẻ cùng với sự chán nản và mất niềm tin là biểu hiện của bệnh trầm cảm. Những biểu hiện này sẽ đi kèm với việc người cao tuổi bị suy giảm nghị lực, thất vọng, chán ăn, mất ngủ, xa lánh mọi người và dẫn đến suy kiệt.

Khi bị trầm cảm, người cao tuổi sẽ biểu hiện bằng những suy nghĩ chậm chạp, luôn cho mình thấp kém, tâm lý hoang tưởng buộc tội và bị tội, hoài nghi bệnh tật và có ý định tự tử.

Hay cảm thấy tự ái

Tuổi càng cao, sức khỏe càng giảm sút, người cao tuổi không còn khả năng lao động, bệnh tật khiến mình phải sống phụ thuộc vào người khác cùng với việc sự khác biệt trong quan niệm sống với thế hệ sau nên chỉ cần thái độ hay những câu nói bâng quơ vô ý có thể khiến họ dễ tự ái, tủi thân, bỏ bữa hoặc thậm chí không nói chuyện và bỏ đi lang thang.

Hạn chế vận động

Tâm lý của người cao tuổi khi mắc bệnh là sẽ suy nghĩ nhiều về bệnh, chính vì vậy họ thường ít hoạt động, ít nói, sững sờ, đờ đẫn, thường ngồi lâu một tư thế với nét mặt trầm ngâm.

tâm lý người già

Bệnh tật khiến người già thường ngồi trầm ngâm thay vì vận động

Hay cảm thấy đa nghi

Sự suy giảm thị lực và thính lực nên thường hiểu sai ý người khác cộng với việc tự ti khi nhận sự chăm sóc của người khác khiến họ luôn muốn suy đoán động cơ nhưng không muốn hỏi rõ. Vì vậy mà họ thường đa nghi và tác động đến sự lo âu và nóng nảy.

>> Xem thêm:

Cách chăm sóc tâm lý người cao tuổi

Tâm lý của  người cao tuổi mắc bệnh đa phần là những trạng thái bi quan nên chính vì vậy, cần giúp họ có một đời sống vui vẻ, lạc quan hơn để có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, từ đó giúp sức khoẻ thể chất cũng tốt hơn. Dưới đây sẽ là các cách chăm sóc tâm lý của người cao tuổi mà bạn có thể tham khảo:

Nên để người cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội để họ có thể giao lưu và gặp gỡ mọi người. Các hoạt động, tổ chức mà người cao tuổi có thể tham gia như hội người cao tuổi địa phương, câu lạc bộ yoga, câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ múa, câu lạc bộ cờ tướng,…Các hoạt động này vừa giúp người cao tuổi cải thiện cả sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần.

Con cháu nên thường xuyên hỏi thăm, động viên, dành thời gian nói chuyện hoặc có thể đưa người cao tuổi đi chơi, về quê,…Đây là cách chăm sóc tâm lý của  người cao tuổi hiệu quả bởi tuổi già không có gì vui vẻ hơn việc được quây quần bên cạnh con cháu.

cách chăm sóc tâm lý người già

Viện dưỡng lão ngày nay là giải pháp được nhiều gia đình lựa chọn

Người già cũng thường hồi tưởng lại những chuyện xưa cũ và khi chăm sóc nên chú ý lắng nghe họ, không nên chê bai, bình phẩm hay tranh luận đúng sai với họ.

Vì người già mắc bệnh thường có những suy nghĩ tiêu cực về bệnh của mình nên vì thế không nhắc và bày tỏ sự bi quan về bệnh tật trước mặt họ. Đồng thời cũng không nên bàn về vấn đề phân chia tài sản hay lo hậu sự vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người cao tuổi.

Nên nấu cho họ những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và thường xuyên xoa bóp chỗ đau cho người cao tuổi, đưa họ đi khám định kỳ, để họ cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc, đồng thời giúp cải thiện sức khỏe cho người cao tuổi.

Chăm sóc tâm lý của người cao tuổi là việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và hiểu biết tâm lý của họ. Tuy nhiên cuộc sống với nhiều bận rộn và lo toan nên không phải ai cũng có thời gian bên cạnh để động viên và chia sẻ với ông bà cha mẹ một cách thường xuyên. Chính vì vậy hiện nay rất nhiều gia đình lựa chọn viện dưỡng lão để người cao tuổi có thể an hưởng tuổi già trọn vẹn.

Tại Javilink, người cao tuổi được đáp ứng đầy đủ về về vật chất, đồng thời với môi trường sinh hoạt ấm áp, các cụ được chăm sóc tốt cả về sức khỏe thể lực và tinh thần. Những người cao tuổi sau khi đến Javilink thì các chỉ số sức khỏe đều cải thiện đáng kể. Chính vì thế Javilink luôn nhận được sự tin tưởng và ủng hộ từ phía khách hàng.

Javilink hy vọng  bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về tâm lý của người cao tuổi và cách chăm sóc. Nếu bạn có thắc mắc liên quan hoặc cần thêm thông tin về hệ thống viện dưỡng lão của Javilink, hãy liên hệ hotline 1900 633 826 để nhận tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *