Nguyên nhân của thiếu máu ở người cao tuổi và cách phòng ngừa

5/5 - (1 bình chọn)

Một trong các bệnh phổ biến ở người cao tuổi là bệnh thiếu máu. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thiếu máu ở người cao tuổi và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để phòng ngừa thiếu máu? Hãy cùng Javilink tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu là gì?

Thiếu máu ở người cao tuổi là một bệnh phổ biến, xảy ra khi lượng hồng cầu trong máu thấp hơn so với bình thường hoặc hồng cầu chứa không đủ hemoglobin – một dạng protein giúp hồng cầu mang oxy từ phổi đến các  bộ phận khác.

thiếu máu ở người cao tuổi

Thiếu máu xảy ra khi lượng hồng cầu trong máu thấp hơn bình thường

>> Tham Khảo:

Triệu chứng của bệnh thiếu máu ở người cao tuổi

Những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thiếu máu ở người cao tuổi gồm:

  • Da và niêm mạc vàng, xanh xao, nhợt nhạt
  • Người cao tuổi bị sụt cân nhanh chóng, chán ăn
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, tim đập nhanh
  • Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, ù tai hoặc ngất
  • Khô móng tay và móng chân

Tùy tình trạng cụ thể của người bệnh mà các triệu chứng có mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Nguyên nhân thiếu máu ở người cao tuổi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở người cao tuổi, bao gồm:

Thiếu máu do thiếu vitamin B12

Khi cơ thể người cao tuổi thiếu vitamin B12 thì sẽ không đủ các tế bào hồng cầu khoẻ mạnh, lúc đó cơ thể không nhận được các oxy do hồng cầu vận chuyển để có thể hoạt động một cách bình thường, do đó mà cơ thể  mệt mỏi suy yếu, người bệnh bị khó thở, choáng váng,…

Thiếu máu do thiếu sắt

Khi cơ thể người cao tuổi thiếu một lượng sắt nhất định hoặc đường tiêu hoá trong bị chảy máu thì sẽ không đủ sắt tạo tế bào máu, số lượng tế bào thấp nên không cung cấp được oxy cho cơ thể và có thể gây ra thiếu máu não

Khi bị thiếu máu do thiếu sắt, người cao tuổi có các triệu chứng như:

  • Da vàng, nhợt nhạt, xanh xao
  • Cơ thể bị mệt mỏi, uể oải
  • Chóng mặt, choáng váng, hoa mắt, ù tai

Để chuẩn đoán nguyên nhân thiếu máu ở người cao tuổi do thiếu Sắt thì bác sĩ dựa vào các triệu chứng trên và làm thêm các xét nghiệm khác để xác định được hàm lượng Sắt trong máu.

Thiếu máu do bệnh thận

Hormone erythropoietin (EPO) là  loại hormone quan trọng, giữ vai trò gửi tín hiệu để cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu. Khi mắc bệnh thận thì nồng độ hormone này thấp nên sẽ khiến giảm số lượng tế bào hồng cầu, từ đó gây thiếu máu ở người cao tuổi.

Phần lớn những người cao tuổi mắc bệnh thận sẽ bị thiếu máu nhưng nguyên nhân thiếu máu này lại không có triệu chứng rõ ràng, cần làm các xét nghiệm đo huyết sắc tố. Nếu thận bị suy và không tạo ra EPO thì tình trạng thiếu máu càng nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân khác

  • Do thiếu axit folic dẫn đến sự tổng hợp ADN bị ảnh hưởng, làm cho có nhiều tế bào hồng cầu lớn trong máu còn tế bào hồng cầu bình thường bị thiếu hụt.
  • Do tán huyết miễn dịch, các tế bào hồng cầu bị các kháng thể chống lại dẫn đến vỡ hồng cầu, gây thiếu máu.
  • Do suy tủy xương bởi nhiễm trùng, tia xạ,…nên không sản xuất được đủ lượng máu cần thiết.
  • Do bệnh Thalassemia – bệnh thiếu máu tán huyết bẩm sinh, là tình trạng thời gian sống của hồng cầu bị rút ngắn  do cấu tạo chuỗi hemoglobin hồng cầu có những bất thường.

Bệnh thiếu máu ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Bệnh thiếu máu ở người cao tuổi có thể khiến người cao tuổi gặp các tình trạng như:

  • Mệt mỏi nghiêm trọng

Khi bị thiếu máu, người cao tuổi thường bị mất sức, cơ thể mệt mỏi và uể oải, khó có thể thực hiện các công việc hàng ngày.

biến chứng của bệnh thiếu máu

Thiếu máu khiến người cao tuổi mệt mỏi, uể oải

  • Biến chứng về tim

Thiếu máu có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp tim, nhịp tim tăng hoặc không đều, tim phải hoạt động nhiều hơn và có thể dẫn tới suy tim.

  • Tử vong

Với  trường hợp thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đe doạ tính mạng của người cao tuổi, có thể gây mất nhiều máu nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.

Cách điều trị thiếu máu ở người cao tuổi

Việc điều trị thiếu máu ở người cao tuổi thường khá đơn giản. Ngoài việc uống thêm thuốc bổ sung Sắt thì người bệnh chỉ cần có chế độ dinh dưỡng  hàng ngày với các thực phẩm giàu sắt như gan, các loại hạt, đậu, trái cây sấy, ngũ cốc, rau xanh, thịt cá, gia cầm,…

Tuy nhiên tình trạng thừa sắt cũng không tốt nên chỉ bổ sung ở mức vừa đủ, khi sử dụng thuốc Sắt nên có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Cách phòng ngừa bệnh thiếu máu ở người cao tuổi

Thiếu máu ở người cao tuổi có thể mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy cần phòng ngừa thông qua xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Người già ăn gì để phòng ngừa thiếu máu?

  • Bổ sung các thực phẩm giàu Sắt

Sắt có ở trong cả thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật nhưng Sắt từ nguồn động vật sẽ dễ hấp thụ hơn

  • Nguồn Sắt từ động vật có trong thịt bò, thịt cừu, nai, tôm, cá mòi, cá ngừ, cá rô,…
  • Nguồn Sắt từ thực vật có trong rau cải xoong, bông cải xanh, rau bina, củ dền đỏ, hạt bí ngô, hạt thông, trái cây có múi, táo tàu,…

Phòng ngừa thiếu máu

Bổ sung các thực phẩm giàu Sắt là cách phòng ngừa thiếu máu đơn giản và hiệu quả

Nên kết hợp linh hoạt giữa động vật và thực vật để vừa đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, vừa bổ sung Sắt một cách hiệu quả.

  • Bổ sung vitamin B12

Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B12 như sò, gan, cá hồi, cá ngừ, ngũ cốc, thịt bò, trứng gà, ức gà,…để phòng ngừa thiếu máu ở người cao tuổi.

  • Bổ sung vitamin C

Vitamin C sẽ hỗ trợ cho quá trình hấp thụ Sắt, vì vậy người cao tuổi cần bổ sung vitamin C thông qua một số thực phẩm như các loại trái cây, bông cải xanh hoặc rau mùi tây,…

  • Hạn chế các thực phẩm ảnh hưởng đến hấp thụ Sắt

Nên hạn chế một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ Sắt của người cao tuổi như trà, sữa, cà phê, các thực phẩm chứa tanin (nho, ngô,…), thực phẩm giàu gluten (lúa mì, lúa mạch,…), thực phẩm chứa axit oxalic (đậu phộng, sô cô la,…),…

Chế độ sinh hoạt để phòng ngừa thiếu máu

Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm do thiếu máu ở người cao tuổi gây ra, cần chú ý các điều sau:

  • Người cao tuổi nên hạn chế tập luyện và vận động quá mạnh, nên nghỉ ngơi hợp lý
  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, không nên thức khuya, ngủ đủ giấc
  • Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng
  • Nên tập luyện thể thao thường xuyên, duy trì 30 phút mỗi ngày, bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,…
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời

Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Javilink hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm các thông tin về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Nếu bạn cần thêm các thông tin liên quan, hãy liên hệ hotline 1900 633 826 để được Javilink tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *