Người cao tuổi thường dễ gặp tình trạng thiếu máu hơn so vói người trẻ tuổi và căn bệnh này có thể khiến người lớn tuổi có thể bị ngất xỉu, choáng váng, hạ huyết áp, chấn thương do ngã…Vì vậy, nếu có kiến thức phòng ngừa và chữa bệnh thì người cao tuổi có thể hạn chế được nhiều tình huống nguy hiểm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Javilink để biết được các cách cải thiện thiếu máu ở người lớn tuổi nhé!
Tổng quan về thiếu máu ở người lớn tuổi
Thiếu máu là một tình trạng sức khỏe xảy ra khi không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể. Các tế bào hồng cầu cung cấp oxy cho cơ và mô , khi bị thiếu máu có thể gây ra tình trạng suy nhược và chóng mặt. Người lớn tuổi có nguy cơ thiếu máu đặc biệt cao và có nguy cơ mắc phải các biến chứng do thiếu máu.
Thiếu máu ở người lớn tuổi là bệnh lý phổ biến
Các triệu chứng thiếu máu ở người lớn tuổi có vẻ không đặc hiệu và mơ hồ.Triệu chứng có thể dễ bị nhầm lẫn với cảm giác “hơi suy sụp” hoặc thậm chí đơn giản là già đi. Tuy nhiên, điều quan trọng là không bỏ qua các triệu chứng thiếu máu.
Các triệu chứng thiếu máu có thể bao gồm: mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt, cáu gắt, tay chân lạnh, xanh xao, tim đập nhanh, hụt hơi, đau ngực, nhức đầu
Cách cải thiện thiếu máu ở người lớn tuổi
Tình trạng thiếu máu ở người lớn tuổi có thể được cải thiện và phòng tránh thông qua một số giải pháp như:
Dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý
Chế độ ăn hàng ngày được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết có thể giúp khắc phục tình trạng thiếu máu ở người lớn tuổi hiệu quả. Người bị thiếu máu cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm sau:
Bổ sung thực phẩm giàu Sắt
Các thực phẩm giàu Sắt sẽ giúp tạo tế bào hemoglobin. Cả thực vật và động vật đều có các thực phẩm giàu Sắt. Tuy nhiên, nguồn Sắt từ động vật dễ hấp thu hơn.
Nguồn chất Sắt từ thực vật gồm: cải xoong, cải xoăn, rau bina, rau xanh collard, rau bồ công anh, trái cây có múi, ớt đỏ và vàng, bông cải xanh, củ cải đường, củ dền đỏ, táo tàu, câu kỷ từ, hạt bí ngô, hạt điều, hạt hồ trăn, hạt thông…
Nguồn Sắt từ động vật gồm: thịt bò, cừu, thịt nai, gan, động vật có vỏ, hàu, con tôm, cá mòi, cá ngừ, cá hồi, cá chim, cá rô,…
Tốt nhất nên kết hợp phong phú cả thực phẩm từ động vật và thực vật để đạt hiệu quả bổ sung Sắt cao nhất.
Bổ sung thêm vitamin B12
Thông thường, người già thường bị thiếu hụt B12. Điều này có thể xuất phát từ việc ít thực phẩm vitamin B12 trong chế độ ăn uống hoặc từ việc giảm axit dạ dày do tuổi tác mà cơ thể cần để hấp thụ B12 từ thực phẩm.
Bổ sung vitamin B12 có thể cải thiện thiếu máu ở người lớn tuổi
Các thực phẩm giàu vitamin B12 là: sò, gan, ngũ cốc, cá hồi, cá ngừ đóng hộp, thịt bò, sữa chua không béo Hy Lạp, giăm bông, trứng gà, ức gà… .
Bổ sung Vitamin C
Bổ sung vitamin C giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở người lớn tuổi. Vitamin C sẽ giúp ích cho quá trình hấp thụ sắt của cơ thể, từ đó giúp ta có được lượng máu nuôi cơ thể lý tưởng. Loại vitamin này có thể được bổ sung vào cơ thể thông qua các loại trái cây, rau mùi tây, bông cải xanh…
Ăn uống hợp vệ sinh
Để phòng tránh tình trạng thiếu máu ở người lớn tuổi thì vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm nên được ưu tiên. Hệ tiêu hóa của người già đang lần lão hóa nên cần có chế độ ăn uống hợp vệ sinh để tránh các bệnh về tiêu hóa. Thực hiện chế độ ăn uống hợp vệ sinh bằng cách:
- Không ăn các thực phẩm sống như thịt cá sống, rau sống.
- Hạn chế ăn thực phẩm để qua đêm. Đặc biệt không để rau đã nấu chín, nấm qua đêm.
- Thận trọng với các thực phẩm gây dị ứng.
Hạn chế thực phẩm làm giảm hấp thụ sắt
Một số thực phẩm có thể giảm sự hấp thụ sắt trong cơ thể mà người bị thiếu máu nên hạn chế sử dụng. Chúng bao gồm:
- Trà và cà phê.
- Sữa và một số sản phẩm từ sữa.
- Thực phẩm có chứa tanin, chẳng hạn như nho, ngô và lúa mạch.
- Thực phẩm giàu gluten, chẳng hạn như mì ống và các sản phẩm khác làm từ lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen hoặc yến mạch.
- Thực phẩm có chứa phytates hoặc axit phytic, chẳng hạn như gạo nâu và các sản phẩm lúa mì nguyên hạt.
- Thực phẩm có chứa axit oxalic, chẳng hạn như đậu phộng, rau mùi tây và sô cô la.
Chế độ sinh hoạt cân đối
Bệnh thiếu máu ở người lớn tuổi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không có chế độ làm việc và sinh hoạt cân đối. Để hạn chế tối đa những nguy hiểm cận kề người bệnh cần:
- Hạn chế làm việc nặng và vận động mạnh.
- Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, không thức khuya.
- Tránh stress, cố gắng thư giãn tinh thần.
Tập luyện nâng cao sức khỏe
Người già bị thiếu máu nên tập thể dục thường xuyên với những bài tập phù hợp. Duy trì tập thể dụng đều đặn 30 phút mỗi ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe như: tăng sự dẻo dai, tăng cường trao đổi chất, ăn ngủ tốt hơn.
Để cải thiện thiếu máu ở người lớn tuổi thì nên vận động đều đặn 30 phút mỗi ngày
Những lưu ý về cách tập luyện thể thao cho người bị thiếu máu là:
- Bắt đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng: Người già bị thiếu máu có thể cảm thấy mệt mỏi do thiếu oxy lưu thông trong cơ thể. Vì vậy cần tập luyện chậm và tăng dần cường độ theo thời gian. Nên tập trung vào các bài tập cường độ thấp hơn như yoga hoặc đi bộ hơn là chạy bộ hoặc tập luyện cường độ cao.
- Nghỉ giải lao thường xuyên: Luôn luôn lắng nghe cơ thể nếu cảm thấy mệt mỏi, tạm dừng và đánh giá xem có thể tiếp tục hay không. Nếu cảm thấy kiệt sức, hãy ngồi xuống và hít thở.
- Thời gian là chìa khóa: Tập luyện khi cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng nhất.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo thói quen tập luyện an toàn và nhớ luôn luôn tuân thủ kế hoạch điều trị đã được quy định.
Javilink hy vọng bài viết trên giúp bạn nắm được các cách phòng tránh và cải thiện thiếu máu ở người lớn tuổi. Nếu bạn cần thêm các thông tin liên quan, hãy liên hệ hotline 1900 633 826 để được tư vấn và hỗ trợ nhé!