Hướng dẫn xây dựng thực đơn ăn kiêng cho người lớn tuổi

Review post

Việc ăn kiêng với tất cả mọi người nói chung là việc không dễ dàng, đặc biệt là với người lớn tuổi. Ăn kiêng như thế nào để vẫn đảm bảo người lớn tuổi vẫn có đủ năng lượng và các chất cần thiết vẫn là câu hỏi khó. Vậy thì hãy cùng Javilink tham khảo ngay cách xây dựng thực đơn ăn kiêng cho người lớn tuổi trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao người lớn tuổi cần ăn kiêng?

Việc xây dựng thực đơn ăn kiêng cho người lớn tuổi sẽ giúp họ có sức khoẻ tốt hơn, đồng thời ngăn ngừa và kiểm soát được bệnh tật.

  •         Ăn kiêng giúp tăng cường chức năng não: việc ăn kiêng có tác động tích cực đến não và có thể hạn chế nguy cơ của một số bệnh thần kinh như Alzheimer, sa sút trí tuệ,…
  •         Ăn kiêng giúp ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2 bởi ăn kiêng sẽ tăng sự nhạy cảm insulin và một lượng nhỏ insulin có thể giúp hạ thấp đường huyết.
  •         Ăn kiêng giúp ngăn ngừa bệnh tim do nó không ảnh hưởng đến các cholesterol tốt và làm giảm các cholesterol xấu.

thực đơn ăn kiêng cho người lớn tuổi

Ăn kiêng giúp phòng ngừa nhiều bệnh ở người cao tuổi

Việc ăn kiêng có thể mang lại nhiều lợi ích song nếu xây dựng thực đơn ăn kiêng cho người  lớn tuổi không đúng cách cũng có thể gây ra nhiều nguy hiểm.

Cách xây dựng thực đơn ăn kiêng cho người lớn tuổi

Việc xây dựng thực đơn ăn kiêng cho người lớn tuổi sẽ dựa trên việc ưu tiên những thực phẩm có lợi và hạn chế những thực phẩm có nhiều tác hại cho sức khỏe người cao tuổi.

Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Rau xanh và trái cây bổ sung nhiều chất xơ và vitamin cho người cao tuổi. Chất xơ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe bởi nó có tác dụng chống táo bón, hạn chế các tình trạng béo phì, tiểu đường, xơ vữa động mạch và hạn chế nguy cơ ung thư ruột. Các vitamin trong trái cây cũng tăng cường hệ miễn dịch cho người cao tuổi.

Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin có thể thêm vào thực đơn ăn kiêng cho người lớn tuổi như: cà rốt, súp lơ, củ dền, rau chân vịt, chuối, táo, bơ,lê,…

Giảm chất đường, chất bột

Nhu cầu năng lượng của người cao tuổi thấp hơn so với người trẻ nên cần giảm chất đường và chất bột. Người cao tuổi nên hạn chế gạo trắng, thay vào đó có thể nạp tinh bột thông qua khoai lang, gạo lứt, bột yến mạch,…vì những thực phẩm này có lượng calo ít và giàu chất xơ, tốt cho sức khỏe. Đồng thời trong thực đơn ăn kiêng cho người lớn tuổi không nên có các loại thực phẩm như mật, bánh ngọt, kẹo, nước ngọt,…

Hạn chế đồ ăn dầu mỡ

Thực đơn ăn kiêng cho người lớn tuổi nên hạn chế các món chiên rán nhiều dầu mỡ vì những món này sẽ khiến hệ tiêu hoá phải hoạt động nhiều đồng thời khiến người cao tuổi dễ tăng cân và mỡ thừa tích tụ dẫn đến các bệnh như huyết áp, tim mạch,…

Ăn ít thịt

Người cao tuổi nên hạn chế ăn thịt đặc biệt là thịt đỏ. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích song các loại thịt đỏ như thịt lợn, bò, dê,…có thể ảnh hưởng đến tiêu hoá cũng như tăng nguy cơ các bệnh huyết áp, tim mạch ở người cao tuổi. Thay vì thịt đỏ, người cao tuổi nên ăn các loại thịt trắng như thịt gà, vịt, cá,…

thực đơn ăn kiêng

Người cao tuổi nên ăn các loại thịt trắng thay cho thịt đỏ

Ăn ít muối

Sự dư thừa muối trong cơ thể có thể gây nguy hại cho tim và thận, làm cho tình trạng các bệnh lý ở người cao tuổi trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, thực đơn ăn kiêng cho người lớn tuổi cần hạn chế lượng muối.

Ăn nhiều cá

Nên có ít nhất 3 bữa cá/tuần trong thực đơn ăn kiêng cho người lớn tuổi bởi cá chứa nhiều chất đạm và nhiều các axit béo tốt nên có tác dụng phòng các bệnh như tim mạch và ung thư.

Uống nhiều nước

Việc uống nước giúp người cao tuổi có thể giảm cảm giác đói đồng thời thanh lọc được các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Vì thế người cao tuổi nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày và có thể sử dụng các loại thức uống giúp đào thải mỡ thừa và chống oxy hoá như trà như trà lá sen, trà xanh,…

Gợi ý một số thực đơn ăn kiêng cho người lớn tuổi

Khi xây dựng thực đơn ăn kiêng cho người lớn tuổi cần chú ý cân bằng các chất dinh dưỡng. Dưới đây sẽ là một số gợi ý của Javilink

Thực đơn 1

Bữa sáng: cháo yến mạch, sữa không đường

Bữa trưa: cơm gạo lứt, rau muống luộc, thịt bò xào nấm, táo

Bữa tối: cơm gạo lứt, canh cải bó xôi thịt băm, thịt luộc, cam

Thực đơn 2

Bữa sáng: miến gạo lứt ức gà

Bữa trưa: cơm gạo lứt, cá kho, canh rau củ, nho

Bữa tối: cơm gạo lứt, canh rau đay nấu tép,  cá hồi áp chảo, lê

Thực đơn 3

Bữa sáng: bánh cuốn

Bữa trưa: cơm gạo lứt, canh rau ngót, cá hú kho, đu đủ

Bữa tối: cơm gạo lứt, canh chua cá lóc, gà kho gừng, thanh long

Thực đơn 4

Bữa sáng: bánh mì trứng

Bữa trưa: cơm gạo lứt, canh cải nấu thịt, cá thu sốt cà chua, quýt

Bữa tối: cơm gạo lứt, rau bina luộc, thịt kho, bưởi

Thực đơn 5

Bữa sáng: khoai lang luộc

Bữa trưa: cơm gạo lứt, đậu que xào, cá basa kho, ổi

Bữa tối: cơm gạo lứt, rau củ luộc, tôm rim, chuối

Ngoài những thực đơn gợi ý trên, bạn có thể dựa trên một vài sở thích ăn uống của người cao tuổi để xây dựng cho phù hợp. Ngoài ra bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có thể có được những thực đơn tốt nhất!

Javilink hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích cho việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Nếu bạn cần thêm các thông tin liên quan, hãy liên hệ hotline 1900 633 826 để nhận tư vấn và hỗ trợ miễn phí từ Javilink nhé!

 

 

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *