Gợi ý 7 thực đơn cho người già ốm nhanh hồi phục

5/5 - (1 bình chọn)

Chăm sóc sức khỏe cho người bệnh là vấn đề chúng ta cần quan tâm, đặc biệt là với người già. Một trong những cách giúp hồi phục nhanh chóng chính là từ việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Hãy cùng tham khảo ngay 7 gợi ý của Javilink về thực đơn cho người già ốm trong bài viết dưới đây nhé!

Chế độ dinh dưỡng  trong thực đơn cho người già ốm

Với xây đựng thực đơn cho người già nói chung và thực đơn cho người già ốm nói riêng thì khi xây dựng thực đơn ăn uống cần đảm bảo đủ bốn nhóm chất: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Chất bột đường

Chất bột đường giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể người cao tuổi. Ngoài gạo là nguồn cung cấp tinh bột phổ biến nhất thì người cao tuổi có thể bổ sung tinh bột thông qua một số thực phẩm như khoai lang, gạo lứt,…vì đây là những thực phẩm không chỉ cung cấp tinh bột cho cơ thể mà còn chứa nhiều chất xơ và ít calo nên rất tốt cho sức khoẻ và hệ tiêu hoá.

Chất đạm

Chất đạm là dưỡng chất quan trọng vì nó tham gia vào các hoạt động chức năng, giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Do đó, thực đơn cho người già ốm không thể bỏ qua nhóm chất này.

thực đơn cho người già ốm

Chất đạm là nhóm dưỡng chất không thể bỏ qua trong thực đơn cho người già ốm

Khi xây dựng thực đơn cho người già ốm cần phối hợp cả nguồn protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa,…) và protein thực vật (đậu, đỗ,…).  Với người cao tuổi bị thiếu sắt có thể bổ sung một số loại thịt đỏ như thịt bò, lợn,…nhưng không nên ăn quá nhiều vì những loại thịt này có thể tăng nguy cơ các bệnh người cao tuổi như gout, tim mạch,…Ngoài ra người cao tuổi nên tăng cường thịt của gia cầm (gà, vịt, ngan,…) và thực đơn cho người già ốm nên có ít nhất 3 bữa cá/ tuần.

Chất béo

Chất béo giúp cơ thể người cao tuổi có thể hấp thu các vitamin A, D, E, K do những vitamin này tan trong dầu mỡ. Tuy nhiên khi bổ sung chất béo cho cơ thể, người cao tuổi cũng cần hạn chế chất béo có nguồn gốc động vật vì đây là những chất béo bão hoà, khó hấp thu, trừ mỡ cá và mỡ gia cầm – chứa nhiều chất béo chưa bão hoà và các loại omega -3,6,9 tốt cho sức khỏe.

Người cao tuổi cũng có thể bổ sung chất béo chưa bão hòa thông qua các loại thực vật như đậu nành, mè, hướng dương,…Tuy nhiên, khi xây dựng thực đơn cho người già ốm cần chú ý hạn chế các món nướng hay mì ăn liền vì những chất béo ở các thực phẩm này có thể tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, ung thư.

Vitamin và khoáng chất

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất là điều cần chú ý khi xây dựng thực đơn cho người già ốm bởi nhóm chất này giúp cơ thể người cao tuổi khỏe mạnh và tăng sức đề kháng. Các loại rau củ và trái cây chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hoá nên giúp người già có thể phòng các bệnh mạn tính.

Các loại rau có màu xanh đậm và trái cây màu đỏ hay vàng cung cấp nhiều vitamin A giúp người cao tuổi sáng mắt, đồng thời cung cấp sắt để tránh tình trạng thiếu máu và tăng sức đề kháng. Việc ăn ít rau và hoa quả cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như ung thư dạ dày, thiếu máu tim cục bộ và đột quỵ.

Ngoài 4 nhóm chất trên thì người cao tuổi cũng nên uống đủ khoảng 2 lít nước mỗi ngày để có thể đào thải được các chất độc hại ra khỏi cơ thể

>> Tham khảo:

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người già ốm

Khi xây dựng thực đơn cho người già ốm cũng như chăm sóc việc ăn uống thì cần chú ý các vấn đề sau:

Ăn uống đầy đủ

Người cao tuổi nên ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, có thể tăng cường thêm các bữa phụ, không bỏ bữa

Với người cao tuổi có thể trạng gầy nên bổ sung thêm sữa hay các sản phẩm từ sữa vì đây là những thực phẩm bổ sung nhiều protein và năng lượng.

nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống

Người cao tuổi nên bổ sung thêm sữa bởi đây là thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích

Nên hạn chế ăn nhiều đồ ngọt và không kiêng khem nếu không bị dị ứng hoặc chỉ định của bác sĩ.

Ăn các thực phẩm an toàn

Những thực phẩm an toàn là những thực phẩm cung cấp những dưỡng chất thiết y cho người cao tuổi mà không gây hại cho sức khỏe. Vì vậy khi xây dựng thực đơn cho người già ốm, cần lưu ý các nguyên tắc sau:

  • Không sử dụng thực phẩm đã quá hạn hoặc ôi thiu, nấm mốc
  • Luôn rửa sạch tay trước và sau khi chế biến để đảm bảo vấn đề vệ sinh thực phẩm
  • Cần chú ý trong việc chế biến, đóng gói và bảo quản thực phẩm để tránh tính trạng thực phẩm bị nhiễm khuẩn hay biến chất
  • Bổ sung thêm các sản phẩm dinh dưỡng thì cần theo sự hướng dẫn của chuyên gia

Lựa chọn thực phẩm theo nguyên nhân gây bệnh

Lựa chọn thực phẩm phù hợp tùy theo tình trạng bệnh mà có thể xây dựng được những thực đơn cho người già ốm phù hợp nhất.

  • Với người ốm do nhiễm virus, vi khuẩn thì nên tăng cường các thực phẩm như cháo loãng, bún, phở,…và các loại trái cây như cam, quýt, táo lê,…
  • Với người ốm do ngộ độc thực phẩm thì nên uống nhiều nước/ nước hoa quả, bổ sung bánh mì, sữa chua, chuối,…
  • Với người bị kiệt sức thì nên bổ sung súp cà rốt, nước ép/sinh tố cải bó xôi, đậu hà lan, súp lơ, cá thu, cá hồi,…
  • Với người bị say nắng thì nên ăn nhiều cháo loãng, sữa, hoa quả/nước ép dưa hấu, chanh,…
  • Với người bị viêm đau thì nên uống trà hoa cúc hoặc nước ép hoa quả, ăn cháo, súp nóng, sữa chua,…

lựa chọn thực phẩm cho người già

Lựa chọn thực phẩm theo tình trạng bệnh sẽ giúp hồi phục tốt hơn

Khi xây dựng thực đơn cho người già ốm cũng cần chú ý nếu người già mắc tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu,…thì cần tham khảo ý kiến của của chuyên gia, bác sĩ để có chế độ phù hợp bởi một số thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

7 thực đơn cho người già ốm

Dưới đây sẽ là 7 gợi ý về các thực đơn cho người già ốm mà bạn có thể tham khảo

Thực đơn 1

Bữa sáng: xôi đậu xanh

Bữa trưa: cơm, canh khoai môn, cá bống kho tiêu, cải thìa luộc, đu đủ

Bữa phụ: sữa

Bữa tối: cơm, canh rau ngót thịt băm, đậu hũ chưng tương, khổ qua xào trứng, quýt

Thực đơn 2

Bữa sáng: phở bò

Bữa trưa: Cơm, canh cải cua đồng, xíu mại, giá hẹ xào huyết, xoài

Bữa phụ: sữa chua

Bữa tối: Cơm, canh bí đỏ thịt, gà kho gừng, rau muống luộc, bưởi

Thực đơn 3

Bữa sáng: bánh mì

Bữa trưa: Cơm, canh chua cá hú, cá hú kho tộ, đậu bắp, su su luộc, dưa hấu

Bữa phụ: bột ngũ cốc

Bữa tối: Cơm, canh xà lách xoong thịt bò, đậu hũ dồn thịt sốt cà , nấm rơm, mướp xào thịt bò, táo

Thực đơn 4

Bữa sáng: bún mọc

Bữa trưa: Cơm, canh tần ô giò sống, thịt kho trứng, bông cải, bắp cải luộc, ổi

Bữa phụ: Yogurt

Bữa tối: Cơm, canh bầu nấu tôm, tôm rim thịt thơm, cà tím xào đậu hũ, cam

Thực đơn 5

Bữa sáng: bánh cuốn

Bữa trưa: Cơm, canh rau dền tôm, sườn nướng, mực xào nấm rơm, bưởi

Bữa phụ: nước cam ép

Bữa tối: Cơm, canh khổ qua dồn thịt, cá thu kho cà, bông cải, đậu que luộc, dứa

Thực đơn 6

Bữa sáng: bún chả

Bữa trưa: Cơm, canh đu đủ nấu tôm, trứng thịt chưng nấm rơm, cải bó xôi xào, nho

Bữa phụ: chè hạt sen

Bữa tối: Cơm, canh đậu hũ hẹ thịt, sườn xào chua ngọt, su su luộc, chuối

Thực đơn 7

Bữa sáng: mì xào

Bữa trưa: cơm, canh khoai tây, tôm tim, giá xào, lê

Bữa phụ: bánh flan

Bữa tối: cơm, canh bí đao nấu xương,  gà hầm,  rau củ xào, táo

Việc thay đổi thực đơn cho người già ốm thường xuyên cùng với cách trình bày đẹp mắt sẽ giúp hạn chế tình trạng chán ăn ở người cao tuổi. Khi ăn thì người cao tuổi nên ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no và nghỉ ngơi sau khi ăn, đồng thời kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ sẽ giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Javilink hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thể xây dựng được những thực đơn cho người già ốm tốt nhất. Nếu cần thêm các thông tin liên quan, hãy liên hệ hotline 1900 633 826 để nhận tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *