Khi bị cảm cúm, trước khi dùng đến thuốc, bạn hãy thử các biện pháp điều trị tại nhà để chống lại các triệu chứng của bệnh.
Vào mùa lạnh, các chứng viêm phế quản, đau thắt ngực, cảm lạnh hay viêm dạ dày ruột là khó tránh khỏi.
Một căn bệnh khác cũng thường mắc phải khi trời lạnh: Cảm cúm Là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính,
bệnh do virus cúm gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến đường hô hấp trên, cụ thể là mũi, họng, phế quản, hiếm khi ở phổi.
Virus cúm lây truyền chủ yếu qua chất tiết ở mũi và các giọt nhỏ mang virus và bắn ra ngoài không khí khi ho,
nói chuyện hoặc hắt hơi. Virus cũng có thể lây truyền qua các bề mặt hoặc vật thể bị dính các giọt nước bọt.
Bệnh cúm được biểu hiện bằng sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi dữ dội, đau cơ và khớp, nhức đầu và ho khan.
Nhìn chung, các triệu chứng thể hiện trong vòng 48 giờ. Người khỏe mạnh có thể khỏi bệnh sau một tuần.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người già và người bệnh mạn tính… dễ bị nhiễm virus này và có thể gặp các biến chứng của bệnh.
Việc điều trị chủ yếu dựa vào nghỉ ngơi, bù nước và uống thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol,
aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen) trong trường hợp sốt.
Các phương pháp điều trị tự nhiên cũng có thể làm giảm các triệu chứng cảm cúm khá hiệu quả như sau:
1. Dùng Trà thảo mộc nào giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm?
Nhà trị liệu tự nhiên học Laure Bernard (Pháp) khuyên bạn nên uống trà thảo mộc,
ngay khi các triệu chứng đầu tiên của bệnh cúm xuất hiện, để khắc phục tình trạng nhiễm virus này.
Nên uống trà gồm quế , chanh và gừng, uống bốn lần một ngày.
Loại trà thảo mộc này rất tốt để tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại nhiễm trùng vì ba thành phần này có tác dụng kích thích miễn dịch, kháng virus và chống viêm.
Ngoài ra, có thể dùng cỏ xạ hương. Với đặc tính chống nhiễm trùng,
kháng virus và chống co thắt cỏ xạ hương sẽ làm dịu cơn đau cơ và cơn ho. Nước sắc này uống ba lần trong ngày.
2. Dùng một số loại tinh dầu cho những người cảm cúm
Tinh dầu cũng được sử dụng ở những người bị cảm cúm. Nhà trị liệu tự nhiên Laure Bernard cho biết,
để tăng cường khả năng bảo vệ miễn dịch và khắc phục tình trạng nhiễm bệnh, chuyên gia khuyên nên kết hợp tinh dầu tỏi,
một chất chống nhiễm trùng, với tinh dầu chanh và quế, được biết đến với đặc tính kháng virus hoặc tinh dầu tràm,
có tác dụng long đờm. Hỗn hợp này có thể được sử dụng hai đến ba lần một ngày để mát xa.
Nhờ tác dụng chống nhiễm trùng, kích thích miễn dịch và long đờm mạnh mẽ,
tinh dầu cỏ xạ hương giúp chống lại sự mệt mỏi và ho. Loại tinh dầu này có thể được sử dụng để mát xa 2 lần một ngày.
Khi dùng để xông, có thể trộn tinh dầu của cây bạch đàn, tinh dầu long não và tinh dầu tràm chà. Những loại dầu này làm giảm cảm giác xoang bị tắc nghẽn nhờ đặc tính kháng virus, long đờm và chống viêm. Nên xông hỗn hợp này hai lần một ngày.
Một phương pháp khác cũng khá hiệu quả, đó là rửa mũi. Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý làm thông mũi và thông phế quản.
Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C và kẽm để tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng.
3. Dùng thực phẩm tăng cường sức đề kháng chống loại bệnh cảm cúm
Một số thực phẩm như tỏi giúp chống lại nhiễm trùng và tăng cường hệ thống miễn dịch như hành tây cũng có tác dụng tốt chống lại bệnh cúm. Theo Laure Bernard – nhà trị liệu tự nhiên, những thực phẩm này phải được dùng với số lượng lớn mới có tác dụng.
Để ngăn ngừa cảm cúm, chúng ta cũng có thể chọn uống nước chanh. Loại trái cây này là một chất kháng virus giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng mùa lạnh do virus gây ra. Những người dễ mắc bệnh truyền nhiễm này nên uống thức uống này vào mỗi buổi sáng.
Nguồn tổng hợp