Bao nhiêu tuổi thì có thể vào viện dưỡng lão?
Cuộc sống hiện đại với sự bận rộn của cuộc sống nên nhiều gia đình không có thời gian để chăm sóc và quan tâm người cao tuổi một cách thường xuyên. Vì vậy viện dưỡng lão đã dần trở thành một giải pháp tối ưu giúp những người con, người cháu có thể an tâm gửi gắm ông bà, cha mẹ. Viện dưỡng lão hiện tại thì bao gồm các viện dưỡng lão do nhà nước đầu tư và các viện dưỡng lão tư nhân.
Các viện dưỡng lão Nhà nước thường sẽ không nhận người dưới 60 tuổi. So với viện dưỡng lão nhà nước thì các viện dưỡng lão tư nhân sẽ có sự linh hoạt hơn trong việc giải quyết vấn đề “bao nhiêu tuổi thì có thể vào viện dưỡng lão” bởi độ tuổi vào viện dưỡng lão thường do người đứng đầu các viện dưỡng lão tư nhân quyết định.
Viện dưỡng lão tư nhân có sự linh hoạt hơn về độ tuổi vào viện dưỡng lão
>> Đọc thêm:
Không chỉ vậy, các viện dưỡng lão tư nhân hiện nay có sự đầu tư vào cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm,…nhằm chăm sóc người cao tuổi một cách tốt nhất.
Có ngoại lệ về độ tuổi vào viện dưỡng lão hay không?
Bên cạnh những yêu cầu chung về độ tuổi của các viện dưỡng lão thì vẫn sẽ có những ngoại lệ. Viện dưỡng lão vẫn sẽ tiếp nhận người dưới độ tuổi quy định trong các trường hợp như:
- Người có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, không có/không còn con cháu
- Người không có khả năng tự chăm sóc sức khoẻ bản thân, những người có vấn đề về trí tuệ
- Người cần được theo dõi 24/24, chăm sóc đặc biệt và cần có các nhân viên y tế hỗ trợ phục hồi chức năng
Độ tuổi vào viện dưỡng lão sẽ có những ngoại lệ
Điều kiện vào viện dưỡng lão là gì?
Ngoài vấn đề “bao nhiêu tuổi thì có thể vào viện dưỡng lão” thì khi người cao tuổi cũng cần thêm một số điều kiện như không mắc các bệnh truyền nhiễm, cần phải có người thân hoặc cơ quan đoàn thể bảo lãnh đồng thời có đủ chi phí để có thể sống ở viện dưỡng lão mà mình mong muốn.
Thủ tục vào viện dưỡng lão
Thủ tục để có thể vào viện dưỡng lão rất đơn giản, bao gồm:
- Có người thân, cơ quan đoàn thể bảo lãnh, đứng tên trên hợp đồng
- Giấy tờ tùy thân của người bảo lãnh và người được bảo lãnh gồm sổ hộ khẩu (photo), CMND/ CCCD (photo)
- BHYT và hồ sơ bệnh án của người được bảo lãnh (nếu có)
- Chi phí dự phòng rủi ro
- Với trường hợp người cao tuổi ngoại quốc muốn vào viện dưỡng lão cần có bản chính passport
Thủ tục vào viện dưỡng lão tương đối đơn giản
Javilink hy vọng những thông tin trên có thể giải đáp thắc mắc “bao nhiêu tuổi có thì có thể vào viện dưỡng lão” của mọi người. Nếu bạn đang cần thêm các thông tin về viện dưỡng lão, hãy liên hệ ngay Javilink, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ miễn phí 24/24!