Làm thế nào để phòng tránh bệnh khó thở ở người cao tuổi?

Review post

Người cao tuổi là đối tượng rất dễ gặp phải vấn đề về đường hô hấp. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Một trong các vấn đề hô hấp mà người cao tuổi thường gặp đó là khó thở. Vậy làm thế nào để xử lý và phòng tránh bệnh khó thở ở người cao tuổi. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Javilink nhé!

Tổng quan bệnh khó thở ở người cao tuổi

Khó thở hay còn gọi là bị hụt hơi hoặc đói không khí, tình trạng này diễn ra khá phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Trung bình cứ 4 người đi khám bệnh đường hô hấp thì sẽ có 1 người có triệu chứng khó thở.

bệnh khó thở ở người cao tuổi

Khó thở là tình trạng khá phổ biến ở tất cả mọi người, không chỉ người cao tuổi

Khi bị khó thở, bệnh nhân luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, thiếu oxy, hô hấp khó khăn, tức ngực và hơi thở đứt quãng. Điều này có thể xảy ra theo cấp độ từ nhẹ tới nặng, nhất thời hoặc dai dẳng.

Để chẩn đoán và điều trị cbệnh khó thở ở người cao tuổi hiệu quả cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Mặc dù đây là bệnh phổ biến nhưng lại gây nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán, điều trị, đặc biệt là đối với những trường hợp người bệnh gặp cơn khó thở cấp tính, nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây bệnh khó thở ở người cao tuổi

Bệnh khó thở ở người cao tuổi có thể đến từ các nguyên nhân như: 

Khó thở do bệnh lý

Các vấn đề về bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường hô hấp do 1 số nguyên nhân phổ biến như cảm lạnh, dị ứng và các vấn đề về xoang khác, hoặc chứng ợ nóng, thiếu máu. Một số nguyên nhân khác liên quan đến bệnh khó thở ở người cao tuổi như: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn, khí thũng phổi, viêm phế quản mãn tính, suy tim, viêm phổi, ung thư, rối loạn thần kinh, bao gồm cả đột quỵ. 

Khó thở do lối sống và môi trường

  • Hoạt động thể chất ở cường độ cao

Nếu cơ thể người cao tuổi vẫn khỏe mạnh, những thay đổi điển hình của phổi liên quan đến tuổi tác hiếm khi dẫn đến các triệu chứng thực tế. Nhịp thở thay đổi có thể là do người cao tuổi tham gia các hoạt động thể chất cường độ cao. 

  • Thay đổi nhiệt độ

Nhiệt độ cũng có thể làm thay đổi nhịp thở ở người cao tuổi, cụ thể thì khí hậu lạnh hơn khiến việc hấp thụ oxy cũng sẽ trở nên khó hơn. 

  • Ô nhiễm không khí. 

Tình trạng ô nhiễm môi trường cũng là yếu tố có tác động đáng kể đến bệnh khó thở ở người cao tuổi, đặc biệt khi họ sống trong các thành phố hoặc khu vực nhiều khói bụi.

Ô nhiễm không khí là một trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh khó thở ở người cao tuổi

Ô nhiễm không khí là một trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh khó thở ở người cao tuổi

  • Thói quen hút thuốc lá. 

Thói quen hút thuốc làm tăng nguy cơ tổn thương nhu mô phổi, từ đó dẫn đến các bệnh lý về phổi tắc nghẽn mạn tính. Đồng thời làm giảm khả năng bảo vệ, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và mắc các bệnh ung thư phổi.

Bên cạnh đó, các tình trạng mất đi khả năng thở, khó chịu ở ngực, thở khò khè và ho… không nên được xem là một phần bình thường của quá trình cơ thể lão hóa.

Nên làm gì khi người cao tuổi bị khó thở

Khó thở có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Trong các trường hợp cấp tính như dị vật đường thở, hen suyễn cấp tính, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tràn khí màng phổi… cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, nếu chần chừ có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. 

Nếu khó thở nhẹ, xảy ra từ từ thì cần đưa người bệnh đến khám ở các cơ sở y tế càng sớm càng tốt, đặc biệt là các cơ sở y tế chuyên khoa (chuyên khoa tim mạch, hô hấp, tai mũi họng…). 

Sau khi khám bệnh, người bệnh nên thực hiện theo đơn thuốc của bác sĩ và các tư vấn kèm theo. Không nên tự mua thuốc để điều trị, bất luận là thuốc Tây y hay thuốc Đông y hoặc thuốc Nam bởi vì làm như vậy không những bệnh không thuyên giảm mà đôi khi còn nặng thêm, có thể biến chứng nguy hiểm hơn.

Bệnh khó thở ở người cao tuổi do bệnh lý tim mạch tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm vì khi hệ thống tim mạch có vấn đề, cơ thể bị ảnh hưởng rất nhiều, thậm chí một số bệnh có thể gây tử vong. Do đó, khi gặp triệu chứng khó thở, tốt nhất người bệnh đi khám chuyên khoa tim mạch để xác định chính xác có phải do mình mắc bệnh tim mạch hay không.

Cách phòng tránh khó thở ở người cao tuổi

Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần nắm để giúp ngăn ngừa bệnh khó thở ở người cao tuổi:

  • Không hút thuốc

Hút thuốc làm tăng tốc độ lão hóa của phổi và giảm chức năng hô hấp. Nếu người cao tuổi vẫn đang có thói quen hút thuốc lá, bạn hãy đề nghị giúp đỡ và thuyết phục họ thay đổi thói quen này. Ngoài ra, người cao tuổi cần tránh xa việc tiếp xúc với các khói thuốc dù không trực tiếp thực hiện.

Để phòng tránh và cải thiện bệnh khó thở ở người cao tuổi thì người bệnh không nên hút thuốc

Để phòng tránh và cải thiện bệnh khó thở ở người cao tuổi thì người bệnh không nên hút thuốc

  • Tập thể dục đúng cách 

Thực hiện các bài tập thở đều đặn sẽ giúp cải thiện chức năng của phổi. Để ngăn ngừa bệnh khó thở ở người già, không nên tập các bài vận động nặng, quá sức cơ thể.

  • Thường xuyên di chuyển

Khi người cao tuổi liên tục ngồi hoặc nằm trong 1 khoảng thời gian dài, chất nhầy dần ứ đọng trong đường hô hấp, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng phổi. Điều này dễ xảy ra nhất khi người cao tuổi bị ốm hoặc vừa trải qua 1 cuộc phẫu thuật.

  • Uống nhiều nước

Những người cao tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên uống thật nhiều nước và tuyệt đối tránh xa các đồ uống chứa cồn. Bổ sung nước hoặc các loại nước trái cây sẽ giúp tống đờm và chất nhầy từ phổi ra ngoài.

  • Tránh các loại thuốc ho không kê đơn trừ khi được sự cho phép từ bác sĩ

Những loại thuốc này có xu hướng làm khô dịch tiết hô hấp, khiến cho những người cao tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có dịch tiết đặc quánh như keo. Điều này có thể làm tắc nghẽn đường thở của họ và khiến cho các triệu chứng tồi tệ hơn.

  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ

Người cao tuổi nên chú ý rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn, nhất là sau khi xì mũi, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống và ngay khi chuẩn bị thức ăn.

  • Giữ ấm cơ thể

Hạn chế dùng máy lạnh hay quạt máy, và không nên nằm ngay luồng gió máy lạnh thổi ra. Đồng thời, bạn nên giữ ấm cơ thể cho người cao tuổi mỗi khi nhiệt độ thay đổi.

Javilink hy vọng bài viết trên giúp bạn nắm được cách xử lý và phòng tránh bệnh khó thở ở người cao tuổi. Nếu bạn cần thêm các thông tin liên quan, hãy liên hệ hotline 1900 633 826 để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *