Khi tuổi càng cao thì biến chứng của bệnh tiểu đường càng nhiều hơn, các bệnh như xơ vữa động mạch do tiểu đường xuất hiện, vì vậy, người tiểu đường có thể mắc thêm nhiều bệnh kèm theo. Vì vậy, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Javilink để nắm được 7 cách phòng bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi cực hiệu quả nhé!
Tổng quan về bệnh tiểu đường
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với lượng đường trong máu luôn cao hơn so với mức bình thường. Nguyên nhân do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả hai.
Khi bị đái tháo đường, cơ thể người bệnh không tự chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo ra năng lượng. Theo thời gian, lượng đường tích tụ trong máu tăng dần. Nếu người bệnh đái tháo đường không được điều trị hoặc không tuân thủ điều trị thì lượng đường trong máu luôn ở mức cao dẫn đến các biến chứng đái tháo đường, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, gây tổn thương nhiều cơ quan/bộ phận khác như thận, mắt, thần kinh…
Tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Cách phòng bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi
Thay đổi lối sống có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 (thể thường gặp nhất), đặc biệt ở các đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Dưới đây sẽ là các cách phòng bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi.
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố hàng đầu để có một cơ thể khỏe khoắn, với người lớn tuổi vấn đề này cần chú ý hơn để đảm bảo được lượng dinh dưỡng cho cơ thể.
Những người có nguy cơ mắc bệnh nên thêm protein vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Vì trong protein có các thành phần giúp duy trì năng lượng của cơ thể, duy trì sự trao đổi chất.
Đồng thời, bạn nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và chất béo. Nên lựa chọn những thực phẩm tươi sống, các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây và chọn thịt nạc (như thịt gà đã lọc bỏ da) hoặc các sản phẩm giàu chất béo lành mạnh.
Bạn cũng lưu ý không nên sử dụng các thực phẩm đã chế biến sẵn, vì thường sẽ chứa nhiều chất bảo quản, gây hại đến sức khỏe.
Chế độ ăn uống phù hợp là cách phòng bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi hiệu quả
Kiểm soát cân nặng
Kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng cách giảm cân, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo những người bị tiền đái tháo đường (đường huyết tăng cao nhưng chưa đạt ngưỡng chẩn đoán tiểu đường) nên giảm ít nhất 7% – 10% trọng lượng cơ thể để ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Đặt mục tiêu giảm cân dựa trên trọng lượng cơ thể hiện tại. Người bệnh muốn giảm cân cần được bác sĩ Nội tiết – Đái tháo đường tư vấn, bác sĩ Dinh dưỡng – tiết chế lên kế hoạch từng giai đoạn giảm cân để đưa cân nặng của bạn về các mục tiêu và kỳ vọng ngắn hạn hợp lý, chẳng hạn như giảm 1 – 2 kg/tuần.
Vận động thường xuyên
Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ tốt là cách phòng bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi mà còn mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể như:
- Hoạt động thể chất giúp giảm cân nặng, đây là yếu tố giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
- Vận động nhiều còn giúp giảm lượng đường trong máu.
- Tăng độ nhạy cảm với insulin, giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường.
Đối với người lớn tuổi, nên cố gắng duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày, 5 ngày/ tuần. Với các hoạt động khác nhau, như: Đi bộ, thể dục nhịp điệu, khiêu vũ, tập yoga,…
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường 50% so với người không hút thuốc, đặc biệt ở nữ giới. Do đó, nên bỏ hút thuốc/không hút để phòng ngừa đái tháo đường. Người bệnh đái tháo đường không nên hút thuốc lá, hạn chế ở gần khu vực khói thuốc lá.
Hạn chế rượu bia
Uống rượu lượng vừa phải có thể giảm nhưng uống quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Lượng rượu vừa phải ở nữ giới và nam giới trên 65 tuổi khoảng 1 đơn vị/ngày (tương đương 330ml bia hơi, 100ml rượu vang, 30ml rượu mạnh); nam giới dưới 65 tuổi tối đa 2 đơn vị mỗi ngày.
Việc sử dụng rượu quá nhiều có thể gây viêm tụy mãn tính, giảm khả năng tiết insulin vốn có nhiệm vụ kiểm soát lượng đường trong máu, dẫn đến đái tháo đường.
Ngủ đủ giấc
Theo nhà thần kinh học Matthew Walker từ Đại học California Berkeley (Mỹ) nhận định: Ngủ càng ít, vòng đời càng ngắn. Không chỉ vậy, người thiếu ngủ, mỗi ngày ngủ không đủ 7 – 8 tiếng, còn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao.
Lý giải về vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho rằng, việc không có một giấc ngủ ngon đã làm xáo trộn sự cân bằng của các hormone, ảnh hưởng đến nồng độ insulin trong cơ thể bạn, làm tăng nguy cơ kháng insulin, từ đó gây ra tiểu đường.
Không bỏ bữa sáng
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Nutrition (Mỹ), những người có thói quen bỏ buổi sáng dù chỉ là 1 buổi/ tuần thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cũng sẽ cao hơn người bình thường đến 20%.
Không ăn sáng sẽ khiến cơ thể tăng cao nguy cơ kháng insulin, điều đặc biệt là các insulin này thường được tiết ra vào buổi sáng, nếu bạn ít ăn sáng đồng nghĩa với việc insulin có thể bị ngừng sản xuất, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Để phòng tránh tiểu đường thì người cao tuổi không nên bỏ bữa sáng
Javilink hy vọng bài viết trên giúp bạn nắm được cách phòng bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi. Nếu bạn cần thêm các thông tin liên quan, hãy liên hệ hotline 1900 633 826 để được tư vấn và hỗ trợ.