Bệnh Parkinson người cao tuổi là bệnh gây ra nhiều khó khăn cho việc sinh hoạt hằng ngày, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy cần nhận biết rõ những nguyên nhân của bệnh để có thể điều trị và kiểm soát bệnh kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Javilink để hiểu hơn về bệnh Parkinson nhé!
Tổng quan bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson là gì?
Parkinson là bệnh về thần kinh, xảy ra khi tế bào trong não bị thoái hoá dẫn đến vận động của cơ bắp không thể kiểm soát được và khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi đi lại, chân tay run cứng và cử động chậm chạp.
Bệnh Parkinson người cao tuổi xảy ra khi tế bào trong não bị thoái hoá
Nguyên nhân dẫn đến bệnh Parkinson
Hiện tại thì nguyên nhân các tế bào não bị thoái hoá vẫn chưa có lý giải, các nhà khoa học chỉ có thể đưa ra các yếu tố gây ra bệnh Parkinson như tuổi tác, di truyền, môi trường hoặc do virus.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc Parkinson
Tuổi càng tăng thì nguy cơ mắc Parkinson càng cao, đặc biệt là từ 60 tuổi đổ lên và bệnh xảy ra nhiều hơn ở nam giới. Bên cạnh tuổi tác và giới tính thì yếu tố di truyền và việc tiếp xúc thường xuyên với độc tố cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng của bệnh Parkinson người cao tuổi
Dấu hiệu nhận biết bệnh Parkinson người cao tuổi sẽ gồm các triệu chứng như:
- Thay đổi tính cách
Những thay đổi trong tính cách không chỉ là biểu hiện bình thường của người cao tuổi mà nó cũng là nguyên nhân sớm của bệnh Parkinson do não bộ chịu trách nhiệm về suy nghĩ, hành động và phản ứng với các tình huống.
- Hoạt động chậm chạp
Ở giai đoạn đầu của bệnh Parkinson người cao tuổi thì đây là dấu hiệu rõ rệt nhất. Người cao tuổi thực hiện các hành động đơn giản như quay người, quay đầu, buộc dây giày hay cài khuy áo,…với tốc độ chậm và không rõ ràng.
- Không phân biệt được mùi
Ở giai đoạn đầu của bệnh, khứu giác của người cao tuổi bị ảnh hưởng dẫn đến không thể phân biệt mùi của các thực phẩm và nếu không chữa trị kịp thời thì tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Vấn đề đường ruột
Bệnh Parkinson người cao tuổi có thể gây ra một số vấn đề đường ruột như táo bón hoặc các vấn đề tiêu hoá phổ biến.
- Đau vai
Một trong các dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh Parkinson người cao tuổi đó là tình trạng đau vai kéo dài và không thuyên giảm ngay cả khi đã có sự can thiệp của y tế.
Ngoài những triệu chứng tiêu biểu ở trên thì một số dấu hiện khác của bệnh Parkinson người cao tuổi có thể kể đến như: mệt mỏi, chữ viết và giọng nói thay đổi, khi bệnh đã tiến triển thì run nhẹ, mất cân bằng rối loạn giấc ngủ, cơ mặt liệt, ngất xỉu.
Chuẩn đoán bệnh Parkinson người cao tuổi
Bệnh Parkinson người cao tuổi thường được chuẩn đoán dựa trên lâm sàng như tiền sử bệnh tật, dấu hiệu, triệu chứng, khám thần kinh,…bởi không có xét nghiệm nào có thể chuẩn đoán bệnh chính xác.
Bệnh Parkinson người cao tuổi thường được chuẩn đoán dựa trên lâm sàng
Bên cạnh đó, nhằm loại trừ các bệnh khác có triệu chứng tương tự như Parkinson thì bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc chuẩn đoán hình ảnh MRI, PET và CT.
Ngoài ra, người bệnh có thể được cho uống carbidopa-levodopa để kiểm tra đáp ứng. Nếu các triệu chứng của người bệnh được cải thiện thì khi đó sẽ chuẩn đoán là mắc Parkinson
>> Xem thêm:
Điều trị bệnh Parkinson người cao tuổi
Hiện tại chưa có biện pháp để điều trị hoàn toàn bệnh Parkinson người cao tuổi, tuy nhiên việc sử dụng thuốc hay can thiệp phẫu thuật có thể kiểm soát được bệnh.
Sử dụng thuốc
Người cao tuổi mắc Parkinson có nguồn dopamine nội sinh trong não thấp, khi sử dụng một số loại thuốc sẽ có công dụng thay thế hoặc tăng nồng độ cho các dopamine này, từ đó giúp người cao tuổi có thể cải thiện về dáng đi, di chuyển hoặc run. Tuy nhiên theo thời gian thì người bệnh có thể đáp ứng với thuốc kém hơn. Một số loại thuốc thường sử dụng để điều trị bệnh Parkinson người cao tuổi bao gồm:
- Levodopa:
Đây là loại thuốc hiệu quả nhất để trị bệnh Parkinson người cao tuổi, hoạt chất sẽ chuyển hoá thành dopamine khi đi vào não của người bệnh. Tuy nhiên thuốc có một số tác dụng phụ như gây chóng mặt hoặc buồn nôn.
Levodopa là loại thuốc hiệu quả nhất để điều trị bệnh Parkinson
- Chất đồng vận dopamine:
khi đi vào não, chúng không chuyển đổi thành dopamine mà là bắt chước theo hiệu ứng của các dopamine nên hiệu quả sẽ không tốt như levodopa nhưng chúng có thể tồn tại lâu hơn và có thể sử dụng cùng levodopa. Thuốc có một số tác dụng phụ như buồn ngủ, ảo giác, tăng hành vi tình dục,…
Thuốc ức chế COMT
Đây là thuốc điều trị có công dụng ngăn chặn loại enzyme phá vỡ dopamine nhằm kéo dài tác dụng của levodopa.
- Thuốc chống cholinergic
Thuốc được sử dụng nhiều năm nhằm kiểm soát triệu chứng run của bệnh Parkinson người cao tuổi.
- Amantadine
Thuốc thường được sử dụng cùng với levodopa hoặc chỉ cần sử dụng một mình thuốc để giúp các triệu chứng bệnh Parkinson người cao tuổi ở giai đoạn đầu được giảm nhẹ.
Phẫu thuật
Để điều trị bệnh Parkinson người cao tuổi đang ở giai đoạn tiến triến và đáp ứng thuốc kém, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật kích thích não sâu. Việc thực hiện phẫu thuật này sẽ giúp hạn chế các biến chứng, tạm dừng hoặc làm giảm các rối loạn vận động, cải thiện tình trạng chuyển động, giảm run, cứng.
Trong phẫu thuật kích thích não sâu, một phần cụ thể não của người bệnh sẽ được bác sĩ cấy điện cực và kết nối các điện cực này với một máy phát điện cấy ở gần xương đòn. Nhiệm vụ của máy phát này là phát ra xung điện đến vị trí cấy điện cực và từ đó giảm được các triệu chứng của bệnh.
Tuỳ vào tình trạng của người bệnh mà các thiết lập của thiết bị sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên, phẫu thuật kích não sâu có thể gây ra một số biết chứng như nhiễm trùng, xuất huyết não hay đột quỵ. Vì vậy, trong trường hợp người cao tuổi bị các biến chứng do kích thích hoặc gặp vấn đề với hệ thống kích thích thì sẽ cần điều chỉnh/thay thế một vài bộ phận của thiết bị
Việc kích thích não sâu mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh Parkinson về lâu dài tuy nhiên nó không thể ngăn cản sự tiến triển của bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh Parkinson người cao tuổi
Bệnh Parkinson người cao tuổi có thể được phòng ngừa bằng các cách đơn giản như sau:
- Do đa phần các bệnh nhân Parkinson đều có nồng độ Vitamin D thấp nên cần bổ sung thêm thông qua việc tắm nắng.
- Nên uống trà xanh hằng ngày bởi trà xanh giúp ngăn chặn các độc tố giết chết tế bào thần kinh
- Cà phê giúp hạn chế nguy cơ mắc Parkinson và ngăn ngừa nhiều bệnh khác, vì vậy nên sử dụng cà phê một cách hợp lý để đạt hiệu quả.
- Nên ăn nhiều các loại rau quả giàu flavonoid như: đào, táo, nho, rau bina, xà lách, cải xoăn,…
- Nên hạn chế tiếp xúc với môi trường chứa nhiều hoá chất động hại (đặc biệt là thuốc sâu)
- Nên xây dựng chế độ tập luyện thường xuyên và khoa học
Bệnh Parkinson mặc dù chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn song người cao tuổi có thể áp dụng các bện pháp phòng ngừa cùng với việc phát hiện sớm và tuân theo các chỉ định của bác sĩ cũng sẽ giúp hạn chế các triệu chứng của bệnh.
Javilink hy vọng qua bài viết trên bạn có thể hiểu rõ hơn về các dấu hiệu nhận biết và cách ứng phó với bệnh Parkinson người cao tuổi để từ đó có hướng chăm sóc phù hợp. Hãy liên hệ Javilink theo hotline 1900 633 826 nếu bạn cần thêm thông tin liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, Javilink sẽ luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ.