Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi và cách phòng tránh hiệu quả

Review post

Loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh lý vô cùng phổ biến, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy cần nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi và có cách phòng tránh phù hợp.

Tổng quan loãng xương ở người cao tuổi

Loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh lý thường gặp do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ khác nhau ở mỗi người. Loãng xương là nguyên nhân trực tiếp gây ra các cơn đau, thoái hóa, làm giảm khả năng vận động của người cao tuổi, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và cuộc sống.

Loãng xương ở người lớn tuổi là một bệnh có diễn biến thầm lặng, các triệu chứng đặc trưng thường chỉ xuất hiện khi đã có biến chứng:

  • Đau nhức xương, gãy xương
  • Đau kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống ở khu vực thắt lưng và lan sang hai bên mạn sườn. Cơn đau trở nên dữ dội khi người bệnh vận động, mang vác nặng và chỉ giảm khi nằm nghỉ ngơi
  • Gù vẹo cột sống và giảm chiều cao so với lúc người bệnh còn trẻ do đốt sống bị lún, xẹp
  • Các triệu chứng toàn thân như: ớn lạnh, chuột rút, đổ nhiều mồ hôi.

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi là gì?

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi là gì?

Loãng xương ở người cao tuổi là tình trạng bệnh lý thường gặp do quá trình lão hóa. Vì vậy, mức độ loãng xương ở mỗi người cũng sẽ khác nhau. Bệnh diễn biến âm thầm và thường gây ra các cơn đau, làm giảm khả năng vận động. Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi được chia làm 2 loại thứ phát và nguyên phát.

  • Nguyên nhân nguyên phát: 

Đa phần những người trên 50 tuổi, nhất là ở phụ nữ mãn kinh đều có nguy cơ mắc loãng xương.Theo thời gian, xương dần trở nên mỏng hơn bên cạnh đó quá trình tái tạo xương giảm do người cao tuổi thường ít vận động, hạn chế ra ngoài làm giảm khả năng tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Ở độ tuổi này, các cơ quan trong cơ thể cũng dần lão hóa, khả năng hấp thụ canxi kém hơn.

Phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn so với nam giới. Do ở độ tuổi này, thường diễn ra quá trình suy giảm nội tiết estrogen, suy giảm hormon tuyến cận giáp, tăng thải canxi niệu.

  • Nguyên nhân thứ phát: 

Sử dụng thuốc là một trong những nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi. Những bệnh nhân phụ thuộc corticoid có nguy cơ loãng xương rất cao.

Những người từng bị chấn thương về xương khớp thường có nguy cơ loãng xương.

Mắc một số bệnh mãn tính như bệnh thận nặng (tăng đào thải canxi), một số các bệnh nội tiết liên quan tới tuyến giáp bắt buộc phải sử dụng thuốc thường xuyên từ đó làm giảm khả năng hấp thụ canxi.

Cách điều trị loãng xương ở người cao tuổi

  • Điều trị không dùng thuốc

Người cao tuổi nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, các loại rau xanh đậm, sữa và chế phẩm từ sữa. Cùng với thực phẩm giàu canxi, người cao tuổi cũng nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin D như trứng, cá hồi… Hạn chế dung nước có ga góp phần làm tăng loãng xương.

Chế độ ăn giàu canxi có thể cải thiện loãng xương ở người cao tuổi

Chế độ ăn giàu canxi có thể cải thiện loãng xương ở người cao tuổi

Nên vận động bằng cách tập các bài tập thể dục phù hợp sức khỏe và độ tuổi là cách giúp xương chắc khỏe hơn. Mỗi ngày chỉ cần vận động, phơi nắng từ 30 – 45 phút.

  • Điều trị bằng thuốc

Thuốc là một trong những biện pháp chính trong điều trị loãng xương. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu, an toàn. Dưới đây là các loại thuốc chữa loãng xương thường dùng:

  • Thuốc giảm đau: Vừa có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào phá hủy xương vừa có tác dụng giảm đau. Các loại thuốc phổ biến là Paracetamol và Calcitonine. Cần lưu ý, hạn chế dùng các thuốc kháng viêm giảm đau và chỉ dùng thuốc khi cần thiết
  • Thuốc tăng mật độ xương, chống phá hủy xương: Nhóm thuốc này có khả năng ức chế hoạt động của tế bào hủy xương và thúc đẩy quá trình tái tạo xương. Những loại thuốc này bao gồm các hormone và các chất tác động đến hormone (Premarin, prempak C, Livial,…); nhóm thuốc Calcitonin và nhóm thuốc bisphosphonat.
  • Nhóm thuốc giúp tạo xương bao gồm: Thuốc bổ sung canxi, vitamin D, thuốc chống đồng hóa…

Cách phòng tránh loãng xương ở người cao tuổi

  • Xây dựng chế độ ăn uống 

Người cao tuổi cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ đa dạng, phù hợp với nhu cầu cơ thể. Người cao tuổi cần đặc biệt quan tâm đến các thành phần khoáng chất, đặc biệt là canxi và protid trong khẩu phần ăn vì ở độ tuổi này, khả năng ăn uống và hấp thu các chất dinh dưỡng và khoáng chất đều bị hạn chế. Trong số các thực phẩm thì sữa là thực phẩm được khuyên dùng cho người cao tuổi. Mỗi ngày người cao tuổi cần từ 500 – 1000ml, bao gồm sữa tươi, sữa chua và sữa bột.

  • Xây dựng chế độ tập luyện

Một chế độ vận động đều đặn, vừa sức và tăng cường các hoạt động ngoài trời không chỉ tốt cho tim mạch, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa… mà còn có tác dụng tích cực lên hệ xương khớp. Tập luyện đều đặn giúp chống thoái hóa, tăng cường hoạt động của các tế bào sinh xương, tăng cường hấp thu canxi và protid.

Nên vận động thường xuyên để phòng tránh loãng xương

Nên vận động thường xuyên để phòng tránh loãng xương

Javilink hy vọng bài viết trên giúp bạn nắm được các nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi và cách điều trị, phòng tránh. Nếu bạn cần thêm các thông tin liên quan, hãy liên hệ hotline 1900 633 826 để được tư vấn và hỗ trợ.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *