Thoát vị bẹn ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Review post

Thoát vị bẹn ở người cao tuổi không phải là một bệnh lý phổ biến trong các bệnh tiêu hoá nhưng nó lại gây ra nhiều vấn đề phức tạp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy thoát vị bẹn có phải là một bệnh nguy hiểm hay không? Để giải đáp câu hỏi trên thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này của Javilink để có thể nắm được nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị bệnh thoát vị bẹn nhé!

Bệnh thoát vị bẹn ở người cao tuổi là gì?

Thoát vị bẹn là tình trang các tạng trong ổ bụng như ruột, mạc nối,…rời vị trí của mình chui qua lỗ tự nhiên ở bẹn và đây cũng là điểm yếu của thành bụng.

thoát vị bẹn ở người cao tuổi

Bệnh thoát vị bẹn xảy ra khi các tạng chui qua lỗ tự nhiên ở bẹn

Bệnh thoát vị bẹn ở người cao tuổi thường có 2 dạng là thoát vị gián tiếp (bẩm sinh do ống phúc tinh mạc) hoặc thoát vị trực tiếp ( thường do lao động quá sức hoặc táo bón kéo dài dẫn đến tạng đi qua các điểm yếu ở thành bẹn).

Đây là một bệnh lý khiến người cao tuổi đau đớn, đặc biệt là khi ho, cúi người hoặc nhấc một vật nặng. Bệnh không chỉ gặp ở người già mà ở mọi lứa tuổi và đối tượng chủ yếu là nam giới. Nếu bệnh không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây thoát vị bẹn ở người cao tuổi

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị bẹn ở người cao tuổi do sự suy yếu của các cơ thành bụng và vùng bẹn cùng với việc bị tăng áp lực ở vị trí thoát vị. Ngoài ra thì người cao tuổi có thể bị kèm các bệnh lý của ống phúc tinh mạc như tràn dịch tinh mạc hay u nang thừng tinh.

Sự suy yếu của cơ thành bụng do một số bệnh gây mất collagen trong mô, béo phì hoặc suy dinh dưỡng hay do do các vết mổ và chấn thương ở vùng bẹn. Còn sự tăng áp lực ở ổ bụng do người cao tuổi bị táo bón kinh niên, u tuyến tiền liệt dẫn đến tiểu khó, hẹp niệu đạo, u đại tràng. Một số nguyên nhân khác có thể do ho, cổ chướng, khối u, viêm phế quản mãn tính,…

Triệu chứng của thoát vị bẹn ở người cao tuổi

Người cao tuổi cảm thấy vùng bẹn xuất hiện khối phồng,  khi ho, rặn hay nâng vật nặng thì thấy khối phồng tăng kích thước còn khi nằm nghỉ thì xẹp xuống. Người cao tuổi cũng có thể thấy đau tức khi tập thể dục, khi cúi xuống hoặc khi ho, có cảm giác căng tức, nặng đầy vùng bẹn, nóng ran và đau nhói.

Với các bộ phận còn lại trên cơ thể, thoát vị bẹn không gây ra triệu chứng bất thường mà chỉ thường đi kèm cùng các bệnh lý liên quan như bướu lành tuyến tiền liệt, viêm phế quản mạn, u đại tràng,…

Những đối tượng người cao tuổi có nguy cơ cao mắc thoát vị bẹn  sẽ bao gồm:

  • Người bị ho hoặc táo bón kéo dài
  • Người thường làm các công việc nặng nhọc khiến ổ bụng bị áp lực
  • Người có béo phì, có nhiều mỡ vùng bụng
  • Người có tiền sử gia đình có người mắc thoát vị bẹn
  • Người có cơ hoành ở bụng yếu
  • Người mắc một số bệnh như u nang thừng tinh, tràn dịch tĩnh mạch

triệu chứng của thoát vị bẹn

Những người béo phì sẽ có nguy cơ thoát  vị bẹn

Biến chứng của thoát vị bẹn ở người cao tuổi

Thoát vị bẹn ở người cao tuổi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

Thoát vị nghẹt

Thoát vị nghẹt là biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất. Khi tạng thoát vị và những mạch máu liên quan bị chèn ép có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng và có thể gây gây hoại tử. Thoát vị nghẹt sẽ khiến người cao tuổi gặp các tình trạng như  sốt, vùng  thoát vị bị sưng đỏ, viêm, đau rát.

Thoát vị kẹt

Các tạng như mô mỡ, buồng trứng hay ruột chui xuống túi thoát vị nhưng lại bị kẹt do các tạng thoát vị dính vào túi hoặc dính với nhau. Khi bị thoát vị kẹt, người cao tuổi sẽ có cảm giác căng đau, buồn nôn, nôn hoặc táo bón. Biến chứng này khiến người cao tuổi sẽ thấy vướng víu và khó chịu, dễ kéo theo những chấn thương khác.

Chấn thương thoát vị

Những khối thoát vị di chuyển xuống dưới thường xuyên và có kích thước lớn thì những tác động bên ngoài có thể dễ gây cho các tạng những chấn thương như vỡ hay dập.

Chuẩn đoán và điều trị thoát vị bẹn ở người cao tuổi

Thoát vị bẹn ở người cao tuổi không phải là một bệnh quá nguy hiểm tuy nhiên cũng cần chuẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng.

Chuẩn đoán

Thông qua khám lâm sàng nhìn và sờ có thể thấy được vùng bẹn của người cao tuổi có khối phồng, khi ho, rặn sẽ nổi to còn khi nằm nghỉ thì xẹp xuống. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chuẩn đoán dựa trên  phân biệt qua các bệnh lý như tràn dịch tinh mạc hay u nang thừng tinh. Bác sĩ sẽ phát hiện thoát vị bẹn khi ấn khối phồng không xẹp hoặc thấy chứa dịch khi soi đèn siêu âm.

chuẩn đoán thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn có thể dễ dàng chuẩn đoán thông qua khám lâm sàng

Khi thấy các dấu hiệu như bìu bị sưng, vết mổ sưng đỏ, chảy dịch, tăng thân nhiệt, ho kéo dài, dị ứng,… thì nên đến gặp ngay bác sĩ để chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Điều trị

Phương pháp điều trị thoát vị bẹn ở người cao tuổi hữu hiệu nhất là thực hiện một số phẫu thuật như: phục hồi thành bẹn bằng mảnh ghép nhân tạo hoặc phục hồi thành bẹn bằng mô tự thân.

Thông thường các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp mổ nội soi vì phương pháp này có thể quan sát hình ảnh trong ổ bụng rõ nét hơn, từ đó giúp thực hiện phẫu thuật nhanh và chính xác hơn, đồng thời giảm nguy cơ nhiễm trùng, vết phẫu thuật không để lại sẹo và tỉ lệ tái phát rất thấp.

Bên cạnh đó, bản thân người cao tuổi cũng cần giảm thiểu những tác nhân có thể làm tăng áp lực trong ổ bụng bởi chúng sẽ khiến hiện tượng thoát vị phát triển hơn.

Sau khi phẫu thuật thì cần sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định và hướng dẫn  của bác sĩ, đồng thời không mang vác quá nặng hay làm việc, lao động quá sức, bổ sung thêm chất xơ để tránh táo bón.

Cách phòng ngừa bệnh thoát vị bẹn ở người cao tuổi

Thoát vị bẹn ở người cao tuổi có thể do yếu tố di truyền, giới tính hoặc một số bệnh  như ho hoặc táo bón kéo dài. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng các nguyên nhân và hạn chế thoát vị bẹn.

Chế độ dinh dưỡng

Có thể phòng bệnh thoát vị bẹn ở người cao tuổi thông qua chế độ ăn giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả,… và uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để tránh được táo bón. Đồng thời người cao tuổi cũng cần hạn chế rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.

Chế độ sinh hoạt

Để tránh được nguy cơ thoát vị bẹn tái phát, người cao tuổi cần lưu ý một số điều như:

  • Đi lại nhẹ nhàng và không mang vác nặng hoặc vận động  quá sức
  • Không lên đi xe máy hoặc xe đạp trên đường quá gập ghềnh
  • Tránh táo bón và rặn nhiều khi đi cầu
  • Nên đi khám định kỳ và khám ngay khi có những triệu chứng của thoát vị bẹn

Nhìn chung, thoát vị bẹn ở người cao tuổi không phải là một bệnh quá nguy hiểm song cũng cần sự theo dõi để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh được các biến chứng xấu xảy ra. Javilink hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh thoát vị bẹn ở người cao tuổi để có thể có những phương pháp chăm sóc phù hợp và hiệu quả nhất. Nếu bạn cần thêm các thông tin liên quan, hãy liên hệ ngay hotline 1900 633 826 để được Javilink tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *