Người cao tuổi sức đề kháng suy giảm cùng với thói quen sống thiếu khoa học nên thường dễ mắc các bệnh nguy hiểm và phổ biến đó là bệnh tim mạch. Để phòng tránh bệnh tim mạch ở người cao tuổi thì cần nắm bắt các nguyên nhân cũng nhưng thông tin của các bệnh tim mạch thường gặp. Hãy theo dõi bài viết sau để biết cách phòng tránh các bệnh tim thường gặp ở người già nhé!
Các bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp
Bệnh tim mạch ở người cao tuổi là những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe, mang nguy cơ tử vong cao. Dưới đây là các bệnh lý phổ biến thường gặp ở người cao tuổi:
Đau tim và nhồi máu cơ tim
Những cơn đau tim thoáng qua trong 5-15 phút là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi mà bạn không thể bỏ qua, đặc biệt là với người cao tuổi có tiền sử mắc các bệnh như mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường, béo phì,…vì đây là những đối tượng có nguy cơ cao.
Những cơn đau tim có thể cảnh báo nhồi máu cơ tim
Nguyên nhân người cao tuổi bị nhồi máu cơ tim thường do xơ vữa động mạch vành. Khi thấy có dấu hiệu như đau thắt ngực, có thể kèm theo các triệu chứng phụ như vã mồ hôi, khó thở, chóng mặt, buồn nôn,… có thể là những cơn đau tim thoáng qua cảnh báo, bạn cần chú ý để đưa người cao tuổi khám và điều trị kịp thời bởi nếu không có thể gặp những biến chứng nguy hiểm hoặc thậm chí tử vong.
Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim là một trong các bệnh tim mạch ở người cao tuổi khá phổ biến, giống như kết quả của một quá trình thoái hoá. Tuy nhiên thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rối loạn nhịp tim là do ảnh hưởng của tăng huyết áp hay các bệnh mạch vành. Ở tình trạng bệnh này, nhịp tim của người cao tuổi không ổn định, có thể quá nhanh hoặc quá chậm hay nhịp tim dao động không đồng đều.
Các triệu chứng của rối loạn nhịp tim là cảm nhận tim đập lúc nhanh lúc chậm, tim rung trong lồng ngực, cảm thấy đau tức ngực, hoa mắt, chóng mặt, khó thở,…Rối loạn nhịp tim của người già làm suy giảm khả năng vận động, người già phải nhập viện thường xuyên và thậm chí nó cũng là nguyên nhân dẫn đến tử vong.
Suy tim sung huyết
Suy tim sung huyết là một hội chứng bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi thường gặp, xảy ra khi tim hoạt động kém hiệu quả, chức năng bơm máu của tim bị suy giảm và không đáp ứng được một cách đầy đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể và khiến ứ máu tại tim, phổi, các mô và những cơ quan trong cơ thể.
Những biểu hiện của suy tim sung huyết là khó thở, ho khan, ho kéo dài, bàn chân bị phù nề, cơ thể mệt mỏi,… Đặc biệt trong trường hợp suy tim trái, người cao tuổi có thể bị phù phổi cấp đi kèm các triệu chứng khác như nhịp tim nhanh, tay chân lạnh, vã mồ hôi,…và nếu không điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
Bệnh lý van tim
Các bệnh lý van tim thường do bẩm sinh hoặc do nhiễm trùng hay do các bệnh tim mạch khác. Bệnh van tim thường có 2 dạng thường gặp là hẹp van tim hoặc hở van tim hoặc hẹp hở van phối hợp. Các triệu chứng thường gặp của bệnh van tim là tức ngực, khó thở, phù nề ở chân hoặc bụng, chóng mặt, đánh trống ngực, tăng cân nhanh chóng,…
Bệnh van tim có hai dạng thường gặp là hở van tim và hẹp van tim
Khi van tim bim bị tổn thương, để bơm đủ lượng máu cho cơ thể thì tim phải hoạt động nhiều hơn và có thể dẫn đến bệnh tim to ở người cao tuổi. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tình trạng suy tim hoặc rối loạn nhịp tim.
Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là một trong các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người cao tuổi. Bệnh xảy ra khi động mạch nhỏ hẹp và xơ cứng hơn bình thường. Ở giai đoạn đầu thì bệnh sẽ không có nhiều biểu hiện rõ ràng, vì vậy người cao tuổi cần đi khám định kỳ thường xuyên, làm các xét nghiệm để có thể chuẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời bởi nếu không sẽ mang đến những biến chứng nguy hiểm hoặc thậm chí tử vong.
>> Xem Thêm:
Nguyên nhân chung dẫn đến bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch ở người cao tuổi có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, do thói quen sinh hoạt hoặc do các bệnh lý. Tổng quan chung, những nguyên nhân chính sẽ bao gồm:
- Do thói quen hút thuốc: đây là yếu tố làm tăng nguy cơ các bệnh động mạch vành, cao huyết áp hay bệnh động mạch ngoại biên,…
- Thói quen ít vận động dễ làm tăng nguy cơ bệnh cao huyết áp và động mạch vành
- Thường xuyên căng thẳng cũng là nguy cơ khiến người cao tuổi dễ mắc các bệnh tim mạch
- Thừa cân, béo phì khiến người cao tuổi có nguy cơ mắc tiểu đường, cao huyết áp và bệnh động mạch vành
- Tăng cholesterol máu dẫn đến xơ vữa động mạch, làm tăng khả năng mắc cao huyết áp, bệnh động mạch cảnh, động mạch vành, động mạch chủ hoặc động mạch chi dưới
- Tăng huyết áp và tiểu đường là nguy cơ tiến triển của các bệnh như động mạch vành, động mạch ngoại biên, động mạch chủ
- Do yếu tố gia đình có thể gây ra một số bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, giãn cơ tim, cơ tim phì đại,…
- Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng tăng, đặc biệt là nam giới thường có nguy cơ cao hơn nữ giới
Chuẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Chuẩn đoán bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch ở người cao tuổi sẽ được bác sĩ chuẩn đoán theo tiểu sử bệnh của gia đình hoặc các nguy cơ gây bệnh tim mạch như hút thuốc, thừa cân, tiểu đường,…
Bên cạnh xét nghiệm thể chất, chụp X-quang và xét nghiệm máu thì bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm khác để chuẩn đoán bệnh tim mạch như: chụp cộng hưởng từ tim, đặt ống thông tim, điện tâm đồ, siêu âm tim, máy theo dõi Holter, chụp cắt lớp vi tính tim.
Điều trị bệnh tim ở người cao tuổi như thế nào?
- Thay đổi lối sống
Để điều trị bệnh tim ở người cao tuổi bạn cần xây dựng cho họ chế độ ăn uống phù hợp cùng lối sống lành mạnh, tăng cường thể dục thể thao và đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.
- Sử dụng thuốc
Người cao tuổi có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh tim mạch. Tùy từng tình trạng bệnh sẽ có các loại thuốc với liều lượng khác nhau
- Phẫu thuật
Trong trường hợp thay đổi lối sống và sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh tim mạch ở người cao tuổi thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Mỗi tình trạng sẽ có những thủ thuật khác nhau và các phẫu thuật phổ biến là: mở nong mạch bị tắc, cắt động mạch, bắc cầu động mạch, đặt máy tạo nhịp tim, thay van tim, cắt nội mạc động mạch cảnh,…
Cách phòng tránh bệnh tim mạch ở người già?
Chế độ dinh dưỡng
Để phòng tránh bệnh tim mạch ở người cao tuổi, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh ăn nhiều chất béo vì đây là nguyên nhân tăng cholesterol trong máu, dẫn đến xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim. Dưới đây là các thực phẩm người cao tuổi nên bổ sung hoặc hạn chế
Thực phẩm nên bổ sung
- Nên ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả (chuối, cam, quýt, dưa,…)bổ sung nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất
- Ngũ cốc nguyên cám
- Trà xanh
- Đậu nành
- Cá
- Các loại nấm
- Uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày
Phòng tránh bệnh tim mạch ở người cao tuổi cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Thực phẩm nên hạn chế
- Thực phẩm giàu natri, chất béo có nguồn gốc động vật
- Các thực phẩm ăn liền, đồ ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ,..
- Đồ uống có gas, rượu bia
- Hạn chế đường và muối
Chế độ vận động
Việc vận động thường xuyên và đều đặn giúp hạn chế các bệnh tim mạch ở người cao tuổi bởi vận động giúp hạ cholesterol trong máu, giúp tăng tính đàn hồi cho tim và mạch máu. Khi vận động, người cao tuổi cũng cần lưu ý một số vấn đề như:
- Nên tập luyện đều đặn 30-40 phút mỗi ngày
- Hạn chế vận động quá sức và nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe
- Nên khởi động trước khi tập để xương khớp và các hệ tuần hoàn và hô hấp có thể kịp thích nghi
- Các bài tập vận động phù hợp dành cho người cao tuổi như: đi bộ, chạy chậm, bơi, dưỡng sinh, yoga, cầu lông, bóng bàn, khiêu vũ,…
Chế độ sinh hoạt
- Không hút thuốc lá vì đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch ở người cao tuổi, nicotin trong khói thuốc làm tăng nhịp tim, huyết áp, giảm oxy, gây tổn thương thành mạch
- Hạn chế căng thẳng, tức giận vì đây là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp và tăng nhịp tim
- Nên theo dõi hàng ngày và kiểm soát các chỉ số tiểu đường, huyết áp
- Nên đưa người cao tuổi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm
Viện dưỡng lão Javilink hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết thêm về các bệnh tim mạch ở người cao tuổi và cách điều trị, phòng tránh. Nếu bạn cần thêm thông tin liên quan, hoặc cần tư vấn cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 1900 633 826 để nhận hỗ trợ 24/24 nhé!
>> Tham Khảo: