Lão hóa ở người cao tuổi không chỉ ảnh hưởng tới sự suy giảm của các chức năng cơ quan, dẫn tới sức khỏe giảm sút. Lão hóa còn làm ảnh hưởng tới tâm sinh lý của người già cũng thay đổi theo. Cùng tìm hiểu những biểu hiện tâm lý thường gặp ở người cao tuổi trong bài ngày hôm nay.
Nguyên nhân dẫn tới những biểu hiện về tâm lý bất thường của người cao tuổi.
Trong giai đoạn đang làm việc tích cực chuyển sang giai đoạn nghỉ hưu khiến người cao tuổi bị stress phải thích nghi với một hoàn cảnh sống mới. Bởi khi về hưu người cao tuổi phải trải qua một loạt các biến đổi trong sinh hoạt, tâm lý, các mối quan hệ bị hạn chế, họ cảm thấy mình “ không có ích” trong xã hội, gia đình. Một số người trong đó khó thích nghi với giai đoạn khó khăn này nên mắc “ hội chứng về hưu “ họ thường có biểu hiện cáu gắt, thiếu tự tin, khó tính, buồn chán.
Nguyên nhân thứ 2 khiến người cao tuổi có những biểu hiện bất thường về tâm lý là do họ sợ ốm đau, sợ bệnh tật, sợ chết. Lão hóa là một quy luật tự nhiên không thể cưỡng lại được, “sinh lão bệnh tử” các yếu tố gây bệnh như nhiễm khuẩn, nhiễm độc làm giảm sức đề kháng, giảm chức năng các cơ quan. Từ đó chúng tạo nên một ‘môi trường thuận lợi’ để bệnh tật phát triển. Người cao tuổi dễ bị mắc bệnh hơn, quá trình điều trị và hồi phục bệnh cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Huyết áp cao, tim mạch, alzheimer, đái tháo đường, ung thư, bệnh về xương khớp,… đây là những căn bệnh người cao tuổi dễ mắc nhất vừa ảnh hưởng tới sức khỏe vừa ảnh hưởng tới tâm lý điều trị bệnh khiến cho bệnh tình ngày càng nặng cũng là nguyên nhân phần lớn suy giảm tuổi thọ của người cao tuổi.
Ai là người dễ gặp những biểu hiện về tâm lý nhất?
Về độ tuổi mắc bệnh, trên 50 tuổi là tuổi dễ mắc bệnh tâm lý nhất và bệnh có dấu hiệu trầm trọng nhất là từ 70 tuổi trở đi. Theo các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ các cụ bà mắc bệnh nhiều hơn các cụ ông.
Những biểu hiện tâm lý thường gặp ở người cao tuổi
Cô đơn, buồn chán
Người cao tuổi thường cảm thấy cô đơn khi về già. Bởi con cháu thường bận rộn với công việc, cuộc sống. Người cao tuổi không có ai bầu bạn nói chuyện khiến cho họ cảm thấy mình bị bỏ rơi lãng quên. Hơn hết người cao tuổi luôn muốn được quan tâm chăm sóc nhiều hơn. Họ sợ sự cô đơn bủa vây, ở nhà một mình. Do đó, người nhà phải biết nắm bắt được tâm lý của các cụ cư xử nhẹ nhàng, tạo các hoạt động công việc nhẹ nhàng ở nhà để các cụ có thể hoạt động để không cảm thấy bản thân “ vô dụng” trong gia đình.
Dễ bị trầm cảm
Trầm cảm ở người già thường biểu hiện bằng sự lo lắng thái quá về sức khỏe, cảm giác buồn phiền, chán nản và mất niềm tin kéo dài. Những triệu chứng này thường kèm theo sự suy giảm nghị lực, mất tập trung, mất ngủ, chán ăn, khó ngủ và đi đến suy kiệt.
Ngoài ra, họ còn có các biểu hiện khác như xa lánh vợ hoặc chồng, bạn thân, đau ốm liên miên, không hoạt bát, hay thất vọng, giảm trí nhớ, khó thích nghi với những thay đổi như việc chuyển chỗ ở hoặc những thay đổi trong nội bộ gia đình.
Về mặt y khoa, trầm cảm là một rối loạn thuộc nhóm rối loạn khí sắc thể hiện sự ức chế của cảm xúc, tư duy và vận động. Người bệnh trải qua cảm xúc buồn rầu ủ rũ, nhìn sự vật xung quanh một cách bi quan ảm đạm.
Bệnh nhân có tư duy chậm chạp, biểu hiện bằng suy nghĩ chậm chạp, liên tưởng không nhanh chóng, tự cho mình là thấp kém, có hoang tưởng bị tội, hoang tưởng tự buộc tội, hoang tưởng nghi bệnh, có ý nghĩ và hành vi tự sát.
Lo âu, căng thẳng
Lo âu có thể là biến chứng của điều trị hoặc xuất phát từ nhận định tiêu cực về tiên lượng bệnh của mình. Các biểu hiện của chứng lo âu thường phức tạp và đa dạng, mỗi người có một biểu hiện khác nhau nhưng nhìn chung hầu hết mọi người đều cảm thấy sợ hãi, lo lắng về tương lai dễ cáu gắt, căng thẳng bồn chồn, đứng ngồi không yên,..Đôi khi người bệnh hoảng loạn, tuyệt vọng về bệnh tật, sợ chết,.. Dần dần họ sinh ra biểu hiện nghi hoặc, ám ảnh cưỡng chế,.. Tình trạng này kéo dài lâu ngày dễ gây trở ngại rõ rệt đến sinh hoạt, quan hệ của các thành viên trong gia đình và xã hội.
Người cao tuổi dễ bị tủi thân
Ngoài các cụ già có thể giúp đỡ con cháu việc nhà hoặc đơn giản là tự chăm sóc bản thân, tự chủ trong sinh hoạt. Nhưng cũng có một số người do tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút phải phụ thuộc vào con cháu. Do đó, họ thường có cảm giác tủi thân, buồn phiền, hay tự dằn vặt mình. Người già tuổi càng cao sức khỏe càng giảm sút, đi lại chậm chạp, quan niệm sống khác với thế hệ trẻ,.. do đó chỉ một câu nói thiếu tế nhị có thể làm cho họ tự ái, tủi thân cho rằng mình già rồi nên bị con cháu coi thường, làm phiền con cháu. Không có bạn bè cùng thế hệ chuyện trò cũng khiến họ buồn tủi, dễ trị trầm cảm. Họ rất sợ khi bị ốm đau phải nhờ cậy làm phiền con cháu chăm sóc. Nắm bắt được trạng thái tâm lý này của người cao tuổi Viện dưỡng lão Javilink đã được thành lập nhằm đem đến cho người cao tuổi một nơi an dưỡng tuổi già đến cuối đời vừa là nơi con cháu tỏ lòng báo hiếu với bố mẹ. Tại đây có cơ sở trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho cuộc sống sinh hoạt người cao tuổi, có đội y ngũ điều dưỡng dày dặn kinh nghiệm chăm sóc tận tình bằng tâm tình của họ và nhiều tiện ích hơn nữa. Ông bà, cha mẹ sống vui vẻ, mạnh khỏe cũng làm cho con cái yên tâm công tác làm việc hơn.